Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính thâm niên công tác 2024

Thâm niên công tác là gì? Cách tính thâm niên công tác đối với giáo viên, công chức, viên chức là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là chi tiết cách xác định thâm niên công tác cho các bạn cùng theo dõi.

I. Thâm niên công tác là gì?

Thâm niên công tác là tổng số năm thực tế người lao động để làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc với một doanh nghiệp theo quy định tại Bộ luật Lao động (bao gồm cả thời gian học nghề, tập sự nghề tại Doanh nghiệp đó).

Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác. Đây là một trong những hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động với người lao dộng để họ có thể làm nghề lâu dài và gắn bó với công việc, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn.

II. Các đối tượng được hưởng thâm niên công tác

Trước khi đi vào tìm hiểu về công thức tính thâm niên công tác, chúng ta cùng tìm hiểu về các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên công tác, cụ thể như sau:

  • Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân
  • Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân
  • Người làm công tác cơ yêu trong tổ chức cơ yếu
  • Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh các chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm
  • Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập

III. Công thức tính thâm niên công tác

>> Tham khảo chi tiết: Chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”

Mức phụ cấp thâm niên được tính căn cứ vào thời gian 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục.

Thời gian làm việc để tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được xác định bằng tổng thời gian:

1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời, những khoảng thời gian sau sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

  • Thời gian tập sự;
  • Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị;
  • Thời gian làm các công việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh không thuộc các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
  • Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn;
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…

Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Tất cả các chế độ quyền lợi của giáo viên được VnDoc chia sẻ tại Nhóm Cộng đồng Giáo Viên. Tại đây là các tài liệu tải miễn phí giáo viên dễ dàng chia sẻ các kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm