Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

8 Cách vào bài giảng thu hút sự chú ý của học sinh ngay lập tức

Cách vào bài giảng thu hút sự chú ý của học sinh bao gồm 8 phương pháp dạy học hay tạo hứng thú cho các em học sinh trước khi bắt đầu vào bài mới. Những cách dạy học hay sau đây giúp thầy cô có thêm nhiều ý tưởng chuẩn bị cho bài dạy đạt hiệu quả cao.

1. Thu hút sự chú ý của học sinh bằng câu hỏi hoặc trò chơi

Những phút đầu tiên của một tiết học đóng vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng của cả tiết học. Do đó, giáo viên cần tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi này để thu hút sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Nếu mới bắt đầu tiết học mà giáo viên vào bài ngay thì thực sự rất nhàm chán, khiến học sinh mất hứng thú ngay lập tức.

Thay vào đó, giáo viên có thể khiến học sinh thích thú và chú ý hơn bằng những câu hỏi gợi ý liên quan đến bài mới hoặc các trò chơi phù hợp. Đây là cách mà giáo viên vừa có thể kích thích sự hứng thú của học sinh, vừa ôn lại các kiến thức cũ đã học trước đó. Tùy theo trình độ và khả năng nhận thức của các em để chọn trò chơi phù hợp nhất.

Một số trò chơi bạn có thể áp dụng như:

  • Ong đi tìm nhụy: Giúp ôn bài cũ môn Toán hiệu quả, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
  • Nghe đọc đoán tên bài: Phù hợp để ôn lại bài môn Tiếng Việt, giúp rèn luyện khả năng đọc, nghe và ghi nhớ.
  • Gió thổi: Rèn luyện tính phản xạ, giúp học sinh tỉnh táo, vui vẻ trước khi buổi học bắt đầu.
  • ................

Ví dụ một trò chơi:

Trò chơi khởi động đầu tiết học: trò chơi "Con Thỏ"

Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rèn luyện trí nhớ, tính tập trung và phản xạ nhanh nhẹ, hoạt bát.

Cách chơi: Quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác.

  • Khi quản trò nói "Con Thỏ" người chơi đưa tay phải lên cao.
  • Khi quản trò nói "con Thỏ ăn cỏ" người chơi đưa tay phải xuống các ngón tay chụm lại vào lòng bàn tay trái.
  • Khi quản trò nói "Con Thỏ uống nước" người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát miệng, đầu ngửa ra phía sau 1 chút.
  • Khi quản trò nói "Con Thỏ vào hang" người chơi đưa tay phải lên, ngón tay chụm lại đặt vào sát tai.
  • Khi quản trò nói "Con Thỏ đi ngủ" người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát mắt.

Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.

Trò chơi này được sử dụng bắt đầu tiết học cho học sinh Tiểu học tạo thu hút học sinh hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài, giúp tiết học đạt hiệu quả cao.

Chi tiết: 18 Trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất cho học sinh Tiểu học

2. Sử dụng câu chuyện minh họa cho bài giảng

Muốn buổi học có hiệu quả tốt thì giữa giáo viên và học sinh cần có sự tương tác qua lại. Nếu giáo viên cứ chăm chú giảng, nói và nói liên tục, còn học sinh chỉ nghe và ghi chép thì vô hình chung buổi học đó rất nhàm chán.

Để khắc phục điều này, một trong những cách giảng bài hay mà giáo viên có thể linh động áp dụng là sử dụng thêm các câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học, giúp học sinh cảm thấy mới mẻ và thú vị hơn.

Thay vào việc chỉ chăm chăm nhìn và ghi chép, khi lắng nghe bạn kể chuyện, đặc biệt là những mẩu chuyện có yếu tố tấu hài hước, không khí buổi học sẽ trở nên vui vẻ. Từ đó, áp lực học tập sẽ được giảm xuống đáng kể, giúp các em tỉnh táo và tiếp thu nhanh nội dung bài giảng hơn.

3. Sử dụng tranh minh họa, video để dẫn vào bài học

Đây được đánh giá là cách mở đầu bài giảng hay, thu hút được nhiều sự chú ý học sinh hơn so với cách vào bài giảng thông thường. Đặc biệt, có thể áp dụng với rất nhiều môn học như Ngữ Văn, Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử, Địa lý,… từ tiểu học cho đến THCS, THPT.

Học sinh thường thích và bị thu hút bởi những thứ nhiều sắc màu và sinh động. Video là một ý tưởng tuyệt vời để thu hút các em vào bài giảng. Các thầy cô sẽ bật một video, có thể là video về sinh học, hóa học, một video hài hước hoặc cảm động có chủ đề liên quan đến bài học.

4. Đưa ra tình huống liên quan bài học để vào bài

Ví dụ bài giảng sẽ học là bài Phép chia hết và phép chia dư thuộc bộ môn Toán lớp 3. Giáo viên có thể tạo tình huống, nhờ ba bạn học sinh có thành tích tốt trong bộ môn Toán lên bảng. Đưa cho một bạn 10 chiếc kẹo để chia đều cho cả ba. Chắc chắn rằng mỗi bạn sẽ nhận được 3 chiếc kẹo và còn dư lại 1 chiếc.

Cách vào đầu bài giảng mà giáo viên có thể áp dụng: “Như vậy, các em có thể thấy rằng với 10 chiếc kẹo khi đem chia đều cho 3 người, mỗi người sẽ nhận được 3 chiếc và dư lại 1 chiếc. Điều đó đồng nghĩa với việc 9 chia hết cho 3, còn 10 chia 3 sẽ dư 1. Hai phép chia này được gọi là phép chia hết và phép chia có dư. Để hiểu rõ hơn về hai phép chia này, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về: Phép chia hết và phép chia có dư.”

5. Dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới

Đây không chỉ là cách mở đầu bài giảng hay mà nó còn có tác dụng giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức từ bài giảng trước, giúp khơi gợi sự tò mò, hứng thú về nội dung của bài giảng mới.

Muốn dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới, giáo viên nên hỏi học sinh những kiến thức đã giảng dạy ở bài học trước. Đó có thể là câu hỏi lý thuyết, bài tập trắc nghiệm nhanh hoặc cũng có thể là những câu hỏi có liên quan đến thực tiễn hay nội dung sẽ có ở trong bài học mới.

6. Mở đầu bằng một bài hát

Âm nhạc có nhiều tác dụng có ích đối với con người, cả về sức khỏe và cảm xúc. Mở đầu một tiết học không căng thẳng và áp lực thì âm nhạc là một sự lựa chọn tốt. Một số thầy bật một bài hoặc đoạn nhạc có lời. Một số thầy cô hát cho học sinh nghe khi bắt đầu tiết học mới. Câu nói: “Hôm nay, thầy/cô sẽ hát cho các con nghe một bài hát” có tính gây chú ý và tạo phấn khích rất lớn cho các con.

7. Mở đầu bài học bằng cách tạo hoạt động nhóm

Tạo hoạt động nhóm là một cách hay giúp giáo viên thu hút được bài giảng hiệu quả. Đúng như thế đôi khi vừa học vừa thư giản sẽ là cách hay giúp cho học sinh tiếp thu bài khá là nhanh.

8.  Mở đầu bài giảng bằng cách kể chuyện

Có thể nói đây là cách vào bài giảng hay được rất nhiều giáo viên sử dụng. Bởi cách vào bài này vừa khơi gợi được sự chú ý của học sinh vừa giúp tăng thêm sự sinh động cho tiết học. Nhưng điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải lựa chọn những mẩu chuyện ngắn, sát với nội dung bài học, từ đó mới có thể dẫn dắt vào bài mới một cách tự nhiên nhất.

----------------------------

Trên đây VnDoc tổng hợp cho các thầy cô 7 cách vào bài giảng hay và hấp dẫn. Qua các cách dạy phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn.

Ngoài ra, tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên tại chuyên mục: Dành cho giáo viên. Tại đây bao gồm các Tài liệu Tải miễn phí, các thầy cô có thể Tải về tham khảo hoặc chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy tại nhóm Cộng Đồng Giáo Viên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm