Cảm nghĩ của em về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo
Văn mẫu lớp 11: Cảm nghĩ của em về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Phân tích hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo
Chí Phèo vừa là tên tác phẩm vừa là tên nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo mang một bi kịch một cuộc đời mà không được là một con người hoàn lương. Những giọt nước mắt của Chí Phèo khi thì làm con người ta thấy mỉa mai hả dạ nhưng đôi lúc chính những giọt nước mắt ấy khiến cho độc giả trở nên chua xót nghẹn ngào.
Giọt nước mắt đầu tiên của Chí Phèo cũng giống như những đứa trẻ khác đó chính là giọt nước mắt của những đứa trẻ chào đời. Nhưng khác ở chỗ đó không phải là tiếng khóc cất tiếng báo hiệu cho sự có mặt của mình trong cuộc đời này mà là của sự khát sữa và lạnh giá bị bỏ rơi trong lò gạch cũ. Giọt nước mắt ấy như báo hiệu cho một cuộc đời không mấy may mắn và hạnh phúc của Chí Phèo.
Tiếp đến chính là những giọt nước mắt cảm thấy nhục nhã khi bị bà Ba nhà Bá Kiến lợi dụng. Ngay sau đó anh bị Bá Kiến kiếm cớ đẩy một con người hiền lành lương thiện vào nhà tù. Chí vốn dĩ là chàng trai hiền lành khỏe mạnh, đi ở cho nhà Bá Kiến. Nhưng một điều không còn lạ lẫm trong thế giới ấy nữa một người già như Bá KIến lại có năm thê bảy thiếp nhưng Bá Kiến lại già nua cho nên bà ba– vợ của bá Kiến đã kiếm cớ lẳng lơ với Chí Phèo nhưng bị từ chối.
Bá Kiến tức giận và nhẫn tâm lập ra mưu để đẩy Chí vào tù lúc bấy giờ nước mắt Chí lại rơi vì nhục nhã và uất hận. Xã hội đã khiến cho Chí phải rơi vào cảnh tù đày như thế bởi vốn Chí thiện lương mà bị đẩy vào con đường tù tội một cách oan uổng.
Chí Phèo sau những năm tháng tù ngục đã trở về làng với bộ dạng gớm ghiếc: răng trắng hớn, xăm trổ đầy mình. Dường như giọt nước mắt của một người đàn ông được thể hiện qua những câu chửi mà mở đầu đoạn trích nhà văn Nam Cao đã cho Chí xuất hiện một cách đầy ấn tượng. Chí chửi trời chửi đời, chửi những người làng Vũ Đại nhưng dường như không ai chú ý tới Chí ngoài mấy con chó chực đứng xung quanh để sủa. Chẳng một ai quan tâm một ai muốn qua lại một người như Chí Phèo - lời chửi ấy như một tiếng khóc vừa uất ức vừa căm hận không thể nén lại.
Chí Phèo còn có những giọt nước mắt lúc ăn vạ, khi trở về làng lại trở thành thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, ngoài đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến thì Chí còn rạch mặt ăn vạ và làm tổn thương cả tinh thần lẫn thể xác của chính bản thân mình.
Giọt nước mắt có thể nói đắt giá nhất và hạnh phúc nhất trong đời của Chí Phèo chính là giọt nước mắt khi được Thị Nở chăm sóc. Lúc say Chí đã lỡ ăn nằm với Thị ở ngoài bờ chuối. Thị như người đã cứu rỗi cho người như Chí nấu cháo và chăm sóc Chí như người yêu của mình. Chí Phèo cảm thấy cảm động vô cùng trước sự chăm sóc của thị và ngay lập tức nghĩ tới ngôi nhà nhỏ cùng với một cuộc sống lương thiện.
Thật xót xa khi giọt nước mắt hạnh phúc ấy không được bao lâu thì Chí đối mặt với những giọt nước mắt của đau khổ. Bà cô Thị cấm Thị qua lại với Chí cho nên Chí đến thẳng nhà Bá Kiến cái kẻ mà làm cho Chí ra nông nỗi này. Chí mặc nhiên đòi người lương thiên mặc nhiên muốn sống một cuộc sống bình thường như bao người khác và cái kết cục cuối cùng khi Chí đã giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình giải cứu cho mọi nỗi đau trên cuộc đời này mà Chí phải chịu đựng.
Những giọt nước mắt của Chí Phèo xuyên suốt tác phẩm. Một tác phẩm với những con người những nhân vật bất hạnh. Những giọt nước mắt ấy qua những lần xuất hiện đã phần nào để lại những suy nghĩ trong lòng người đọc.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Cảm nghĩ của em về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: