Cấu trúc và ma trận kiểm tra giữa kì Hóa 11 trường THPT Đoàn Thượng năm học 2017 - 2018
Cấu trúc và ma trận đề kiểm tra giữa kì môn Hóa 11
Cấu trúc và ma trận kiểm tra giữa kì Hóa 11 trường THPT Đoàn Thượng năm học 2017 - 2018 là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc sưu tầm và đăng tải dành cho quý thầy cô, với cách ra đề kiểm tra hóa lớp 11 chi tiết đính kèm bảng ma trận. Mời các bạn tham khảo!
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về chất điện li, sự điện li, dung dịch và pH.
- Thứ tự của một số phản ứng cơ bản: Sinh ra kết tủa và hòa tan kết tủa: hidroxit lưỡng tính; CO2, SO2, ... với dg kiềm; H+ với muối cacbonat trung hòa và axit
2. Kĩ năng
- Viết phương trình điện li của các chất điện li quen thuộc.
- Viết phương trình phân tử và ion rút gọn liên quan đến các phản ứng trao đổi hoặc phản ứng oxi hóa khử đã học.
- Sử dụng pH và ý nghĩa trong bài phân biệt, tính toán theo 2 chiều xuôi ngược.
- Sử dụng định luật bảo toàn e, bảo toàn điện tích trong dung dịch.
- Giải được các bài tập xuôi ngược tổng hợp cơ bản đến phức tạp.
3. Thái độ
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tính toán cơ bản; năng lực tư duy và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra theo hình thức TL 100%
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung kiến thức | Mức độ nhận thức | Cộng | |||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng ở mức cao hơn | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
1. Khái niệm chất điện li, sự điện li | 0,5 | 0,5 đ | |||||||||||
2. Chất điện li mạnh, chất điện li yếu, độ điện li | 0,5 | 0,5 đ | |||||||||||
3. Sự điện li của nước, pH của dung dịch | 0,5 | 0,5 | 1,0 đ | ||||||||||
4. Axit, bazơ, muối | 0,5 | 1,5 | 1,0 | 3,0 đ | |||||||||
5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch | 1,0 | 1,5 | 0,5 | 3,0 đ | |||||||||
6. Tổng hợp kiến thức | 0,5 | 1,5 | 2,0 đ | ||||||||||
Tổng số điểm | 2,5 đ | 2,5 đ | 4,0 đ | 1,0 đ | 10,0 đ |
IV. CẤU TRÚC CHI TIẾT.
Chú ý: Đề ra đảm bảo KHÔNG trùng nội dung với các đề thi sát hạch, 45; trong 3 năm gần đây và:
- Học sinh trung bình làm được 7,0 điểm.
- Học sinh khá làm được 8,0đ
- Học sinh giỏi làm được 9,0 ; HS xuất sắc làm được 10 điểm.
Câu 1(3,0 điểm): Ở mức độ biết và hiểu
1/ (1,5 điểm) Nhận ra chất điện li mạnh, yếu; viết phương trình điện li (những axit yếu nhiều nấc chỉ cần viết 01 phương trình điện li nếu đề bài không yêu cầu viết từng nấc).
2/ (1,0) Tính được nồng độ ion H+, OH- và giá trị pH trong dung dịch 1 axit, 1 bazơ mạnh.
3/ (0,5 điểm) Một bài tập về định luật bảo toàn điện tích trong dd chất điện li (tính toán thật đơn giản).
Câu 2 (3,0 điểm): Ở mức thông hiểu và vận dụng.
1/ (2,0 điểm): Viết ptpứ dạng phân tử và ion rút gọn của các cặp chất xảy ra trong dd (có thể cho một cặp chất không xảy ra phản ứng).
2/ (1,0 điểm) Một bài tập phân biệt 04 dung dịch bằng phương pháp hóa học (Sử dụng chất chỉ thị có thể nhận ra 2 chất).
Chú ý: Phân biệt khác với nhận biết
Câu 3 (2,0 điểm): Bài tập vận dụng ở mức khá.
Có thể ra các dạng bài tập về:
1/ (1,0 điểm) Phản ứng trung hoà, vận dụng thêm với hiđroxit lưỡng tính theo hướng: H+ tác dụng với dung dịch có AlO2- hoặc ZnO22-, OH- tác dụng với dung dịch có Al3+ hoặc Zn2+; Tìm điều kiện để trộn 2 dung dịch thu được dung dịch có pH theo ý muốn hoặc khối lượng kết tủa theo ý muốn.
2/ (1,0 điểm) Phản ứng giữa dd kiềm và muối theo chiều ngược; Sục CO2; SO2 vào dung dịch 2 kiềm theo chiều xuôi.
Câu 4 (2,0 điểm): Bài tập vận dụng ở mức giỏi và xuất sắc.
1/ (1,0 điểm) Phản ứng của H+ với dung dịch chứa 2 ion CO2-3; HCO3- hoặc liên quan đến HCO3- với OH-
2/ (1,0 điểm) Bài tập tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng liên quan đến chương sự điện li theo hướng phát triển năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn có chia thành 2 khúc, mỗi khúc 0,5 điểm.