Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học

Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể

Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- .

- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loại động vật?

Bảng 19.1. Nhịp tim của thú

Động vật

Nhịp tim/phút

Voi

25-40

Trâu

40-50

50-70

Lợn

60-90

Mèo

110- 130

Chuột

720-780

4
4 Câu trả lời
  • Sư Tử
    Sư Tử

    - Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

    - Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/khối lượng cơ thể càng lớn. Tỷ lệ càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên → tim đập nhanh để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể

    Trả lời hay
    8 Trả lời 03/09/21
    • Ỉn
      Ỉn

      Mối liên quan: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng của cơ thể.

      - Giải thích:

      + Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn; tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn oxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng.

      + Động vật càng nhỏ, khối lượng tim càng nhỏ; lực co bóp chắc chắn sẽ yếu hơn ở những động vật lớn, nên tim phải tích cực co bóp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

      Trả lời hay
      5 Trả lời 03/09/21
      • Liên Mai
        Liên Mai

        Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.


        - Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/khối lượng cơ thể càng lớn. Tỷ lệ càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên → tim đập nhanh để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể

        Trả lời hay
        1 Trả lời 18/03/22
        • Bi
          Bi

          - Quan sát bảng 19.1 ta thấy: khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim/phút càng nhỏ nói cách khác nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

          - Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài ĐV có vú nêu trên là do tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khác nhau. ĐV càng nhỏ thì tỷ lệ này càng lớn, càng tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao nên nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao. Mặt khác cơ thể lớn chiều dài mạch và hệ thống mao mạch phức tạp, ở xa tim thì áp lực máu càng nhỏ =>cơ thể lớn thì máu về tim càng chậm => nhịp tim càng chậm. + do cơ thể lớn thi bộ phận phức tạp, càng nhiều nên trao đổi chất sẻ chậm => nhịp tim sẻ chậm.

          0 Trả lời 03/09/21

          Sinh học

          Xem thêm