Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11

Chức năng của thận trong cân bằng nội môi

Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi.

3
3 Câu trả lời
  • Ỉn
    Ỉn

    Chức năng của thận trong cân bằng nội môi: thận điều hòa áp suất thẩm thấu của máu nhờ vào điều hòa lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu.

    - Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng cao (ăn mặn, mất nhiều mồ hôi,…) thận tăng cường tái hấp thụ nước để trả về máu.

    - Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm (uống dư thừa nước) thận tăng thải nước.

    - Thận thải các chất độc đối với cơ thể (urê, crêatin,…).

    Nhờ các hoạt động này, thận giúp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu máu, có vai trò quan trọng trong cân bằng nội môi.

    0 Trả lời 03/09/21
    • Su kem
      Su kem

      Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu, đặc biệt phụ thuộc vào nồng độ Na+

      - Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… → thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

      - Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.

      0 Trả lời 03/09/21
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        Thận là bộ phận thực hiện làm thay đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong dẫn đến nội môi được cân bằng:

        + Khi áp suất thẩm thấu tăng (thiếu nước), thận tăng hấp thu nước trả về máu, làm giảm áp suất thẩm thấu.

        +Khi áp suất thẩm thấu giảm (thừa nước), thận tăng cường thải nước (bài tiết nhiều nước tiểu) giúp áp suất thẩm thấu tăng lên.

        + Thận còn là cơ quan hấp thụ Na+, thải các chất thải (ure, creatin,…) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu.

        0 Trả lời 03/09/21

        Sinh học

        Xem thêm