Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Ba Lắp Địa Lý Lớp 12

Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

4
4 Câu trả lời
  • Pé heo
    Pé heo

    * Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

    - Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

    + Ở Bắc Bộ:

    ● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

    ● Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

    + Ở Nam Bộ:

    ● Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

    ● Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

    + Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

    - Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

    ⟶ Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

    * Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

    - Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

    - Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội (vùng trung du và miền núi), đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

    - Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 08/03/22
    • Cự Giải
      Cự Giải

      Sự phân hóa lãnh thổ CN là sự thể hiện ở mức độ tập trung công nghiệp trên một vùng lãnh thổ.

      Ở nước ta , cơ cấu vốn công nghiệp có sự phân hóa theo lãnh thổ. Cụ thể là:

      Ở Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa đi các hướng …

      Ở Nam bộ hình thành một dải công nghiệp: Tp. HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước …

      Dọc duyên hải miền Trung: có Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

      Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phân bố phân tán.

      Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau:

      Tài nguyên thiên nhiên.

      Nguồn lao động có tay nghề.

      Thị trường.

      Kết cấu hạ tầng.

      Vị trí địa lý.

      0 Trả lời 08/03/22
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        - Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp.

        - Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố.

        + Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

        + Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

        0 Trả lời 08/03/22
        • Thư Anh Lê
          Thư Anh Lê

          Trong bài Giải bài tập SGK Địa lý 12 bài 26 có đáp án nhé

          0 Trả lời 08/03/22

          Địa Lý

          Xem thêm