CO2 là oxit gì? Tính chất hóa học của CO2
Tính chất hóa học CO2
CO2 là oxit gì? Tính chất hóa học của CO2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu, giải đáp các thắc mắc về CO2 là oxit gì?, cũng như đưa ra tính chất hóa học của khí carbon đioxide, từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, làm các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
I. CO2 là oxit gì?
CO2 là oxit axit.
Nên có đầy đủ tính chất của một oxit axit
Trong điều kiện bình thường CO2 là khí không màu, không mùi và có vị chua nhẹ hòa tan tốt ở trong nước, nặng gấp 1,524 lần không khí.
II. Tính chất hóa học của CO2
1. CO2 là oxit axit
CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)
CO2 + H2O ↔ H2CO3
2. CO2 tác dụng với oxit bazơ
CO2 + oxit bazơ → muối.
CaO + CO2 → CaCO3 (t0)
3. CO2 tác dụng với dung dịch bazơ
CO2 + dung dịch bazơ → muối + H2O
KOH + CO2 → KHCO3
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
4. CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh
CO2 + 2Mg → 2MgO + C
CO2 + C → 2CO
Lưu ý: Không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại.
III. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy oxit nào sau đây chỉ chứa oxit axit
A. Na2O, K2O, CO2
B. Na2O, K2O, CaO
C. BaO, N2O, CO2
D. SO2, CO2, P2O5
Oxit axit là oxit của phi kim.
Dãy gồm các oxit axit: SO2, CO2, P2O5
Câu 2. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
Các chất tan trong nước:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
SO2 + H2O → H2SO3
Câu 3. Oxit nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là:
A. CuO
B. BaO
C. CO
D. SO3
A Loại vì CuO không tan trong nước
B Loại vì BaO tan trong tạo thành dung dịch bazo làm quỳ tím hóa xanh
C. Loại vì CO không tan trong nước
D đúng vì SO3 tan trong tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ
SO3 + H2O → H2SO4
Câu 4. Khí CO có lẫn tạp chất là khí CO2 và SO2. Để có thể tách được CO ra khỏi hỗn hợp các khí kia ta cần sử dụng đến dung dịch nào sau đây
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch KCl.
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)
Phương trình hóa học:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 ↓ + H2O
Câu 5. Cho các chất sau: BaO, NO, SO2; P2O5, CO2, CuO. Số chất có phản ứng với dung dịch KOH là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Số chất tác dụng được với dung dịch KOH là: SO2; P2O5; CO2 → có 3 chất
Phương trình minh họa:
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
Câu 6. Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ
A. CaO, CuO, Fe2O3
B. CO2, Na2O, P2O5
C. CO2, SO2, P2O5
D. P2O5, MgO, Fe2O3
Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit
=> CO2; SO2, P2O5 thỏa mãn
-------------------------------------
Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Chuyên đề Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.