Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thuỷ sản ở Việt Nam
Giải Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thuỷ sản ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án chi tiết cho từng mục, từng phần trong SGK Công nghệ 7 như Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng. Mời các em tham khảo, chuẩn bị kiến thức cho buổi học sắp tới nhé.
Soạn Công nghệ 7 bài 12 Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 72 SGK Công nghệ 7
Hoạt động nuôi thuỷ sản có tác động thế nào đến nền kinh tế của nước ta?
Trả lời:
Hoạt động nuôi thuỷ sản có tác động đến nền kinh tế của nước ta:
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu và các ngành công nghiệp khác
- Tạo việc làm cho người lao động
- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Khám phá
1. Em hãy nêu vai trò của ngành thủy sản được minh họa trong hình 12.1
Trả lời:
- Hình 12.1a: Cung cấp thực phẩm cho con người
- Hình 12.1b: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác.
- Hình 12.1c: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm.
- Hình 12.d: Xuất khẩu thủy sản
- Hình 12.1e: Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Hình 12.1f: Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
2. Vì sao nuôi thủy sản ven biển, hải đảo lại góp phần đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia?
Trả lời:
Vùng biển nước ta có hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời là ngư trường lớn, ven các đảo có nhiều bãi tôm cá-> Đánh bắt xa bờ phát triển khẳng đình chủ quyền lãnh thổ nước ta trên vùng biển ngoài khơi xa, bảo vệ biên giới trên biển. Như vậy thủy sản là ngành kinh tế quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước
3. Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngành nuôi thủy sản?
Trả lời:
Nước ta có những lợi thế để phát triển ngành nuôi thủy sản:
- Thuỷ sản nước mặn: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km với 28/63 tỉnh thành phố giáp biển, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km Biển nước ta có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho việc nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai,..
- Thuỷ sản nước lợ: Thuỷ vực nước lợ ven biển, vùng triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò, cua, nghêu, ốc,...
- Thuỷ sản nước ngọt: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt quan trọng của nước ta. Một số loại thuỷ sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như: cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá bống tượng...
4. Kể tên và cho biết môi trường sống của các loại thủy sản trong Hình 12.2
Trả lời:
- Hình 12.2a + 12.2b: Tôm sú (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..
- Hình 12.2c: Tôm thẻ chân trắng (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..
- Hình 12.2d: Tôm càng xanh (môi trường nước ngọt): ao, ruộng lúa.
- Hình 12.2e: Cá tra nuôi (nước lợ hoặc nước phèn): ao đấy hoặc trong lồng bè.
- Hình 12.2f: Cá rô phi (nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn): sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ
- Hình 12.2g: Cá chép (nước ngọt): ao, hồ, sông, suối.
- Hình 12.2h: Cá basa (nước lợ hoặc nước phèn): ao đấy hoặc trong lồng bè.
- Hình 12.2i: Cá mú (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
- Hình 12.2j: Trai (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
- Hình 12.2k: Cá bớp (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
- Hình 12.2l: Cá chim trắng (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
5. Tại sao tôm có giá trị kinh tế cao?
Trả lời:
- Nước ta có nhiều tiềm năng trong việc nuôi các động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu.
- Làm cho các loài tôm, cá, ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại
- Tận dụng được các mặt nước sẵn có và nguồn thức ăn thiên nhiên.
- Các động vật thủy sản xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
- Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các lĩnh vực liên quan như chế biến thực - phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thương mại...
- Góp phần cải thiện đời sống người dân lao động.
6. Kể tên những loại thủy sản khác được nuôi để xuất khẩu mà em biết.
Trả lời:
Những loại thủy sản được nuôi để xuất khẩu: cá tra, cá tầm, cá hồi, cá song, cá baba, tôm hùm, tôm sú, ngao, tôm thẻ chân trắng...
Luyện tập trang 74 SGK Công nghệ 7
1. Nuôi thủy sản có vai trò gì đối với nền kinh tế và đời sống xã hội?
Trả lời:
Nuôi thủy sản có vai trò đối với nền kinh tế và đời sống xã hội:
- Cung cấp thực phẩm cho con người,
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác,
- Làm sạch môi trường nước.
- Làm thức ăn cho gia súc gia cầm (Bột cá làm thức ăn trong chăn nuôi).
- Xuất khẩu thuỷ sản,
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động,
- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
=> Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.
2. Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ở đồng bằng Nam Bộ khá phát triển. Thầy nuôi tôm có lợi, nhiều gia đình đã phá rừng ngập mặn ven biển để làm nuôi tôm. Theo em, cách làm như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Theo em là ko đúng vì việc chặt phá rừng là hoàn toàn sai trái. Thiên nhiên là do trời ban tặng, mỗi loài động, thực vật trên Trái Đất đều được sinh sống . Không chỉ vậy, có những năm thủy lợi phát triển mạnh nhưng cũng có năm không phát triển mạnh. Nếu chẳng may năm mình nuôi trồng thủy sản gặp đúng thời điểm không phát triển thì sẽ vừa bị tốn kém chi phí lại vừa phá hoại rừng, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cũng như môi trường tự nhiên. Do đó không nên phá hoại của cải, vật chất thiên nhiên mà ông trời ban cho ta ngược lại phải quý trọng và giữ gìn chúng.
Vận dụng trang 74 SGK Công nghệ 7
1. Ở địa phương em hiện đang nuôi loại thủy sản nào và nuôi theo hình thức nào?
Trả lời:
- Ở địa phương em thường nuôi cá.
- Hình thức nuôi cá chủ yếu là nuôi trong ao nước tĩnh với quy mô nhỏ.
- Nuôi tôm theo hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng.
2. Em hãy tìm hiểu để mô tả lại cách nuôi trai lấy ngọc. Ngọc trai có giá trị như thế nào?
Trả lời:
Cách nuôi trai lấy ngọc: Để có trai cho ngọc, người nuôi phải trải qua ít nhất 3 giai đoạn: giai đoạn nuôi vỗ, giai đoạn nuôi cấy và giai đoạn nuôi dưỡng. Sau đó sẽ thực hiện cấy ghép mô tế bào và nhân vào xoang màng áo ngoài của trai. Sau khi cấy ghép xong, trai được cho vào bể chứa, cố định trong túi lưới trồi treo xuống ao.
- Ngọc trai có giá trị: làm trang sức, làm đồ trang trí, đem lại nguồn giá trị về kinh tế, mang ý nghĩa phong thủy.
......................
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thuỷ sản ở Việt Nam. Để xem những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Công nghệ 7 CTST trên VnDoc nhé. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Công nghệ 7 hơn.
Ngoài Soạn Công nghệ 7 CTST, VnDoc còn gửi tới các bạn lời giải cho các sách khác bộ Chân trời sáng tạo như: Toán 7, Ngữ văn 7, Lịch sử 7,..... Mời các em tham khảo để có sự chuẩn bị bài đầy đủ và chi tiết nhất.
Bài tiếp theo: Giải Công nghệ 7 Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản