- Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất xảy ra mạnh mẽ. Do vậy, các cá thể mang thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh.
- Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Đối với các giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu,… thường là tự đa bội lẻ và không có hạt. Ở thực vận thì hiện tượng đa bội thể khá phổ biến trong khi ở động vật là tương đối hiếm.
- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành nên loài mới.
- Đa bội thể là trạng thái trong tế bào chứa ba hoặc nhiều hơn ba lần số đơn bội NST (3n hoặc 4n, 5n...). Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n... NST gọi là thể đa bội.
- Thể đa bội: ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, có kích thước lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đa bội lẻ không hạt và có một số đặc tính khác (SGK). Thể dị đa bội có thể tạo ra loài mới.