Đối với văn nghị luận xã hội, có hai dạng bài khác nhau: nghị luận về một hiện tượng xã hội và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Mỗi dạng bài lại có một cách làm riêng, vì vậy cách lập dàn ý của hai dạng bài cũng khác nhau.
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mở bài: Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghị luận
Thân bài:
Giải thích về hiện tượng xã hội cần bàn luận
+ Có thể hiểu hiện tượng đó theo những cách nào. Đó là hiện tượng tiêu cực hay tích cực
+ Các biểu hiện và thực trạng của hiện tượng trên
Lý giải, bàn luận về hiện tượng xã hội đó
+ Tác động của hiện tượng trên đến đời sống xã hội: nêu ý nghĩa, tác dụng hoặc hậu quả của hiện tượng xã hội đó. (Tác động đến bản thân, gia đình và xã hội như thế nào?)
+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội trên: bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
+ Lên án, phê phán các hiện tượng tiêu cực. Biểu dương, khuyến khích những hiện tượng tích cực
Nêu ra những giải pháp cũng như bài học nhận thức + Bài học nhận thức dành cho mọi người từ hiện tượng trên
+ Các giải pháp (đối với bản thân, gia đình, xã hội):
Biện pháp để phát triển, mở rộng đối với các hiện tượng tốt, có ý nghĩa với cuộc sống (hiến máu cứu người, nhặt được của rơi trả lại người mất,...)
Biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực
Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân