Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - Đề 3

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - Đề 3 bao gồm đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc bài kiểm tra học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 lớp 4 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 3

I. Phần bài đọc

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé.

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp)… Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy.

Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có. gió hồi hộp dưới lá.

Victor Hugo

II. Em đọc thầm bài “Sau trận mưa rào” để làm các bài tập sau:

(Khoanh vào đáp án đúng?)

Câu 1. Tên các loài chim và hoa được tác giả miêu tả trong bài là:

A. Sung, sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng.

B. Sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, kim hương,

C. Chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, sung, kim hương.

D. Chích chòe, gõ kiến, ong, cẩm chướng, kim hương.

Câu 2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả trời hè trựớc cơn mưa dông?

A. Tươi mát.

B. Ấm áp.

C. Huyên náo

D. Ủ dột.

Câu 3. Sau trận mưa rào, yếu tố nào làm cho vạn vật trở nên tươi mát, ấm áp, đầy tin tưởng?

A. Mưa

B. Anh sáng.

C. Tia sáng

D. Khí ẩm.

Câu 4. Tìm các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc trong bài?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. .

Câu 5. Tìm và viết lại một câu văn trong bài học có sử dụng hình ảnh nhân hóa?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Câu “Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và ánh sáng. ” thuộc loại câu nào?

A. Câu kể.

B. Câu cảm.

C. Câu khiến.

Câu 7. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

-………………. . , em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.

Câu 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ có chứa tiếng “lạc” mang nghĩa là “vui, mừng”?

A. Lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc thú.

B. Lạc quan, lạc thú, lạc nghiệp, an lạc.

C. Lạc quan, lạc nghiệp, lạc đàn, an lạc.

Câu 9. Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

- Mùa hè, mặt đất củng chóng khô như da em bé.

Trạng ngữ: ……………………………. .

Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa:………………

III. Tập làm văn

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 3

Phần đọc thầm

1. B

2. D

3. B

4. Các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc: huyên náo, tung hoành, leo, mổ, gù.

5. Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa:

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp.

6. A

7. Ngày nghỉ cuối tuần, em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.

8. B

9. Trạng ngữ: Mùa hè

Bổ sung ý nghĩa: chỉ thời gian

Vào mùa mưa, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân, em cần mặc áo đi mưa khi đến trường lúc trời mưa, không trú mưa dưới gốc cây cao và các tru điện.

TẬP LÀM VĂN. Tham khảo Tập làm văn 4 trang 82, 83.

Dàn ý tả vật nuôi trong nhà: Tả con gà trống

1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:

• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.

• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.

b) Tả chi tiết:

- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.

- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.

- Ngực chú gà rộng, ưỡn ra đằng trước.

- Mình gà: lẳn, chắc nịch.

- Đùi gà: to, tròn mập mạp.

- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.

- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.

c) Hoạt động của chú gà;

- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.

d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.

3. Kết luận:

- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)

- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 4: Tả một con vật nuôi trong gia đình em

Ngoài Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng việt lớp 4 - Đề 3 trên, các bạn luyện tập thêm: Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Toán; Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Anh; Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Khoa học,....

Đề thi học kì 2 lớp 4 Tải nhiều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
40
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm