Đề thi Tiếng Việt cuối kì 2 lớp 4 sách Kết nối tri thức năm 2024
Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức là đề thi được biên soạn bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Kết nối có kèm theo đáp án sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2 lớp 4, cuối năm học đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu để thầy cô tham khảo và ra đề thi cuối năm cho các em học sinh.
Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
Trường: Tiểu học …….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cây đa quê hương” (trang 80) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY
Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên:
– Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé!
– Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa.
Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía.
Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.
Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn:
– Con đừng dại dột như thế nữa nhé!
Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ.
(Theo Phong Thu)
Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm)
A. Được mẹ cưng hơn.
B. Được xuống mặt đất.
C. Được chuyền quanh gốc.
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.
Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm)
A. Chim em bị ngã xuống đất.
B. Chim em bị thương.
C. Chim em bị mẹ quở trách.
D. Chim em bị rơi xuống vực.
Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)
A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà.
B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều.
C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm.
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng: (1 điểm)
Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
........................................................................................................................................
b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.
........................................................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 7. Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu: (1,5 điểm)
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người.
........................................................................................................................................
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật.
........................................................................................................................................
c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
........................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
BĂNG TAN
Trái Đất nóng lên là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan ở cả Nam Cực và Bắc Cực.
Băng tan làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Điển hình là loài gấu Bắc Cực. Với tình trạng băng tan như hiện nay, gấu Bắc Cực buộc phải bơi xa hơn để kiếm ăn, mất dần môi trường sống. Cùng cảnh ngộ đó, chim cánh cụt ở Nam Cực cũng không có nguồn thức ăn và mất nơi cư trú.
(Theo Trịnh Xuân Thuận)
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm” vì cây đa ấy đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.
Câu 2. (0,5 điểm)
A. Chim em bị ngã xuống đất.
Câu 3. (1 điểm)
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.
Câu 4. (1 điểm)
Câu 5. (1 điểm)
Câu 6. (1 điểm)
Sáng sớm , các bác nông dân đã dắt trâu đi cày.
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Cô bé đang cho đàn gà ăn.
b. Đàn gà đang chăm chỉ mổ thóc.
c. Mặt trời đang tỏa những tia nắng ấm áp.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Tập làm văn (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả cây xà cừ mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài tham khảo 1:
Trường em trồng rất nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, phượng vĩ, bằng lăng,… Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là bác xà cừ già ở giữa sân trường.
Không biết bác xà cừ đã yên vị ở đây từ bao giờ mà cao và to lắm. Nhìn từ xa, bác xà cừ như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở. Ngọn xà cừ vươn cao vượt cả nóc nhà hai tầng. Tán thì xòe rộng cả một khoảng sân lớn. Thân bác to lắm đến hai đứa học sinh chúng em ôm không xuể.
Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng. Từ thân có hai cành lớn như hai cánh tay vươn ra đỡ lấy tán lá xum xuê. Cành con vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Phần tán lá um tùm xanh tốt ấy mời gọi biết bao nhiêu loài chim về đây làm tổ. Có những ngày chơi dưới tán cây, chúng em còn nghe rất nhiều lũ chim lách cách nói chuyện râm ran với nhau trong vòm lá. Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó. Lá cây xà cừ không to lắm, hai mặt xanh nhẵn bóng. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông. Theo những cơn gió, từng trận lá cây trút xuống như mưa, mặt đất như được trải một tấm thảm vàng xuộm vô cùng đẹp mắt. Rễ cây xà cừ rất to, có những đoạn rễ trồi hẳn lên trên mặt đất to bằng cổ tay em, nhìn nó ngoằn ngoèo như những con rắn hổ mang.
Ngày nắng cũng như ngày mưa bác xà cừ vẫn đứng đó, hiên ngang, kiêu hãnh. Chúng em yêu bác xà cừ lắm! Những chiếc lá già giã từ thân mẹ lại được các bạn học sinh thu gom sạch sẽ. Chúng em sẽ bảo vệ và chăm sóc cho bác tốt hơn.
Bác xà cừ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong thời học sinh của em. Em mong muốn bác xà cừ mãi tươi tốt để che chở cho học sinh chúng em.
Bài tham khảo 2:
Khi mùa hè đến, những ánh nắng chói chang như đã đổ lửa trên khắp tất cả con đường và dường như ánh nắng đó như cũng thật khiêm nhường khi nó đến nơi có hàng cây xà cừ vươn mình ra, xòe những tán rộng để có thể giúp cho người đi qua đoạn đường đó không bị cái nắng hè chói chang làm nóng rát.
Có lẽ rằng, đối với em thì dường như cũng chẳng biết hàng cây xà cừ này đã có từ khi nào trên đoạn đường đi này. Nhưng em cũng rất chắc chắn rằng ngay từ em nhỏ xíu khi được cùng mẹ đi trên con đường này em đã thấy được những cây xà cừ như cũng thật to và cổ thụ lắm rồi. Cây xà cừ luôn luôn mặc chiếc áo tuy cũ nhưng vẫn cứ hiên ngang trước gió bão và cả những ánh nắng hè gay gắt. Nhìn về phía xa xa, trông hàng cây xà cừ hệt như những chiếc ô khổng lồ để che nắng, che mưa cho đoạn đường.
Thế rồi cây xà cừ lại còn có được rễ cây to, rễ cây như cũng thật là ngoằn ngoèo cắm sâu xuống đất để có thể hút nước và chất dinh dưỡng. Từ xa nhìn lại thì em không biết là có bao con rắn ngoằn ngoèo đang bò quanh cái cây này vậy. Quả thực gốc xà cừ cũng rất to, rộng và rất cứng nữa. Thân cây xà cừ cũng rất to và như hiện lên những cục u, cục bướu, và có cả những vệt sần sùi lộ rõ sự già nua, sự gắn bó với con đường Kim Mã - Hà Nội nổi tiếng về hàng cây xà cừ xanh mướt. Cành của mỗi cây xà cừ lại như đã được chia ra thành ba, bốn nhánh. Mỗi nhánh lại là những cái cành xinh xinh đẹp biết bao nhiêu, những chiếc cành này dường như cũng sắc nhọn mọc tua tủa.
Thế rồi, em như quan sát được đó chính là trên mỗi nhánh cây ấy dường như lại là một chiếc lá xinh xinh. Thật là độc đáo biết bao nhiêu khi ta như thấy được cái cây có màu xanh lá chuối. Và hơn hết, ta như thấy được ngoài viền lá là những nét răng cưa. Thế rồi cơn mưa đi ngang qua thì lúc này đây thì nước mưa đọng trên những chiếc lá đó. Những tia nắng bắt đầu hắt vào những giọt mưa và tạo nên một màu óng ánh gồm bảy sắc cầu vồng thật là đẹp biết bao nhiêu. Mỗi khi có cơn gió đến là các tán lá cây xà cừ như lại xào xạc thật vui biết bao nhiêu.
Cây xà cừ luôn luôn là một trong những hàng cây cho bóng mát, cây được trồng ở đường, ở trường,… để có thể giúp cho con người ta tránh khỏi được những ánh nắng hè gay gắt.
Trên đây là Toàn bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức. Các bạn có thể xem thêm: