Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Chiêng Hoa B, Sơn La năm 2017 - 2018

Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Chiêng Hoa B, Sơn La năm 2017 - 2018 là đề thi cuối năm học giúp các em học sinh ôn tập củng cố các dạng bài tập, từ đó ôn tập ôn thi cuối học kì 2 lớp 4 đạt kết quả cao.

UBND HUYỆN MƯỜNG LA

TRƯỜNG TH CHIỀNG HOA B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Năm học 2017 – 2018

(Thời gian 40 phút – không kể thời gian giao đề)

I/ KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU:

1- Đọc thầm bài:

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi SaPa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

2 – Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi và làm các bài tập sau:

Câu 1. Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?

A. Vùng núi

C. Vùng biển

B. Vùng đồng bằng

D. Vùng trung du

Câu 2. Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?

A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

B. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

C. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp và ở Sa Pa sự đổi mùa trong một ngày rất lạ lùng, hiếm có.

D. Vì phố huyện rực rỡ sắc màu.

Câu 3. Bức tranh vẽ cảnh đẹp đường lên Sa Pa là:

A. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.

B. Những thác trắng xóa tựa mây trời.

C. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

D. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

Câu 4: Cảm giác bồng bềnh huyền ảo trên đường đi Sa Pa được tạo nên do đâu?

A. Do những đám mây lớn trên trời.

B. Do những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô.

C. Do sương mù dày đặc trên núi.

D. Do trời mưa to.

Câu 5. Thiên nhiên ở Sa Pa biến đổi trong ngày được tả trong mấy mùa?

A. 1 mùa

B. 2 mùa

C. 3 mùa

D. 4 mùa

Câu 6. Thiên nhiên ở Sa Pa biến đổi trong ngày được tả trong những mùa nào?

A. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.

C. Mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

B. Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

D. Mùa đông, mùa xuân, mùa hè.

Câu 7. Tìm trạng ngữ trong câu: “Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ”

A. Buổi chiều C. Ở một thị trấn nhỏ

B. Xe dừng lại D. Xe

Câu 8. Thêm trạng ngữ cho câu sau “ cả nhà mình về quê thăm ông bà”.

A. Cả nhà mình về quê thăm ông bà nhé!

B. Cả nhà mình về quê thăm ông bà được không?

C. Mỗi năm cả nhà mình về quê thăm ông bà mấy lần?

D. Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà.

Câu 9. Câu “Ồ, bạn Tuyết thông minh quá!” Câu cảm trên bộc lộ cảm xúc gì?

A. Thán phục.

C. Ghê sợ.

B. Mừng rỡ.

D. Đau xót.

Câu 10. Câu nói nào giữ được phép lịch sự?

A. Cho mượn cái bút!

C. Chiều nay, chị đón em nhé!

B. Mấy giờ rồi?

D. Bơm cho cái bánh trước xe với.

Câu 11. Hãy nêu nội dung bài “Đường đi Sa Pa”.

Câu 12. Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn.

II/ KIỂM TRA ĐỌC:

2 - Đọc thành tiếng:

Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 90 tiếng/phút, một trong các bài sau và trả lời câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu.

Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – SGK tiếng việt, tập 2 trang 115.

Bài: Ăng–co Vát – SGK tiếng việt, tập 2 trang 123.

Bài: Con chuồn chuồn nước – SGK tiếng việt, tập 2 trang 127.

Bài: Vương quốc vắng nụ cười – SGK tiếng việt, tập 2 trang 132.

Bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ – SGK tiếng việt, tập 2 trang 153.

II/ KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả: (20 phút)

Vương quốc vắng nụ cười

Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon.

2. Tập làm văn: (40 phút)

Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

I/ KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1 - Kiểm tra đọc – hiểu: 7 Điểm (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

D

B

C

B

A

D

A

C

Câu 11 (1 điểm): Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

Câu 12 (1 điểm): Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Đặt câu đúng là câu có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn và có đầy đủ cụm chủ vị.

Ví dụ: Ngoài sân, các bạn đang chơi nhảy dây.

2 - Đọc thành tiếng: 3 điểm

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1 – Chính tả (nghe – viết) (2 điểm)

  • Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2 – Tập làm văn (8 điểm)

  • Học sinh tả được một con vật nuôi mà em yêu thích.
  • Viết được bài văn đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm)
  • Phần mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được được một con vật nuôi mà em yêu thích.
  • Phần thân bài: (3 điểm) Tả được ngoại hình. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
  • Phần kết bài: (1 điểm) nêu cảm nghĩ đối với con vật.
  • Viết câu sử dụng các biện pháp so sánh, dùng từ hình ảnh đẹp. Đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. (2 điểm)

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm khác nhau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm