Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22 có bảng ma trận và đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

TRƯỜNG TH:.......................

Họ tên:

Lớp:

KTĐK – CUỐI NĂM HỌC – 2017 - 2018

Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 4

Ngày: ……/5/2018

(Thời gian: 55 phút)

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.

(Đoạn “Ngày 20 tháng 9 … Thái Bình Dương.”, sách TV4, tập 2 – Trang 114)

2. Dòng sông mặc áo.

(Đoạn “Dòng sông … áo hoa.”, sách TV4, tập 2 – Trang 118)

3. Tiếng cười là liều thuốc bổ

(Đoạn “Tiếng cười là … bệnh nhân.”, sách TV4, tập 2 – Trang 153)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đọc từ “Rồi đột nhiên … đến… ngược xuôi.”, sách TV4, tập 2 – Trang 127)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng

…… /1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc)

……/ 1 đ

3. Đọc diễm cảm

…… / 1 đ

4. Cường độ, tốc độ đọc

…… / 1 đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

…… / 1 đ

Cộng

…… / 5 đ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.

- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm.

5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm.

- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.

II. ĐỌC THẦM Thời gian: 25 phút

Em đọc thầm bài “Chiều ngoại ô” rồi làm các bài tập sau:

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là lúc gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Ở ngoại ô, buổi chiều hè đáng yêu quá!

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo NGUYỄN THỤY KHA

Câu 1. Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô có đặc điểm là:

(Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)

ngột ngạt và nóng bức.

mát mẻ và yên tĩnh.

nắng gắt và náo nhiêt.

vắng vẻ, không có nắng.

Câu 2. Trong đoan 2, tác giả nghe được những âm thanh là:

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Ruộng rau muống lên xanh mơn mởn.

Rặng tre xanh rì rào trong gió.

Đồng lúa chín mênh mông.

Con chim sơn ca hót líu lo.

Câu 3. Tác giả ngửi được mùi hương nào của buổi chiều hè ở ngoại ô.

…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

Câu 4. Điều gì làm tác giả thú vị nhất trong buổi chiều hè ngoại ô?

…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

Câu 5. Hãy ghi lại câu văn có trong bài mà em thích vào dưới đây. Giải thích vì sao em thích?

…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

Câu 6. Hai câu cuối bài: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.”

Các từ láy có trong câu là…………………………………………………

Câu 7. Cho câu: “Những đám mây trắng vui đùa xô đuổi nhau trên cao.”

(Đánh dấu X vào trước những ý đúng)

a. Đây là câu kể Ai làm gì?. □

b. Vị ngữ của câu là: vui đùa xô duổi nhau trên cao. □

c. Đây là câu kể Ai thế nào? □

d. Vị ngữ của câu là: xô đuổi nhau trên cao.□

Câu 8. Đặt một câu có bộ phận trạng ngữ với một tính từ có trong bài.

………………………………………………………………………………………..

Câu 9. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B.

A

B

Buổi chiều hè ngoại ô đáng yêu quá!.

·

·

Câu khiến.

Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo.

·

·

Câu cảm

Cánh diều ơi, hãy bay cao!

·

·

Câu kể

Câu 10. Em hãy đặt một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em trước cảnh vật hay con người mà em gặp.

B. Phần viết

I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian:15 phút

Bài “Con tê tê” (Sách Tiếng Việt 4 tập 2, trang 139)

Viết đầu bài và đoạn và đoạn “Tê tê săn mồi … xấu số.”

II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút

Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

I. ĐỌC THẦM (5 điểm)

1. mát mẻ và yên tĩnh.

2. Thứ tự điền là: S- Đ - S - Đ

3. Tác giả ngửi được mùi hương của buổi chiều hè ở ngoại ô:

- Hương lúa, hương sen, hơi đất.

4. Điều gì làm tác giả thú vị nhất trong buổi chiều hè ngoại ô?

- được thả diều cùng lũ bạn.

5. Học sinh tự viết theo cảm nhận của mình. (0,5 điểm)

Ví dụ. Tiếng sáo diều vi vu trầm bỗng. Em thí ch âm thanh tiếng sáo diều vì nó rất hay.

6. Các từ láy là: vi vu, lâng lâng. (0,5 điểm)

7. Ý đúng là:

b. Vị ngữ của câu là: vui đùa xô đuổi nhau trên cao.

c. Đây là câu kể Ai thế nào? (0,5 điểm)

8. Tham khảo: Trên cánh hồng, những giọt sương lấp lánh.

9. Học sinh nối đúng 3 ý được 0,5 điểm.

Buổi chiều hè ngoại ô đáng yêu quá!. Câu cảm

Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. Câu kể

Cánh diều ơi, hãy bay cao! Câu khiến

10. Tham khảo: Ồ, Vịnh Hạ Long đẹp quá! (0,5 điểm)

II. CHÍNH TẢ (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.

III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

1. YÊU CẦU:

a. Thể loại: Tả con vật

b. Nội dung:

- Trình bày đầy đủ ý miêu tả con vật yêu cầu của đề bài.

c. Hình thức:

- Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

2. BIỂU ĐIỂM:

- Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.

- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.

- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.

- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.

- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.

Lưu ý:

Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật.

Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

MẠCH KIẾN THỨC

NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU

HỎI

HÌNH THỨC CÂU HỎI

TỔNG ĐIỂM

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

ĐỌC HIỂU

- Nhắc lại đặc điểm của buổi chiều mùa hè.

1

0,5

2,5

- Nhận biết được âm thanh có trong bài đọc.

1

0,5

- Nhận biết được mùi hương có trong bài đọc.

1

0,5

- Biết được điều thú vị của tác giả trong bài. -

1

0,5

-Nêu được suy nghĩ của bản thân về một sự vật có trong bài.

1

0,5

LUYỆN TỪ

VÀ CÂU

- Xác định được từ láy trong câu.

1

0,5

2,5

- Xác định được vị ngữ trong câu.

1

0.5

- Tìm được tính từ có trong bài để đặt được câu có trạng ngữ.

1

0,5

- Xác định các kiểu câu kể đã học.

1

0.5

-Tự đặt được câu khiến vào thực tiễn bản thân HS.

1

0,5

TỔNG ĐIỂM

8

2

0.5

1

1

0,5

5

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
81
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm