Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Lũng Hòa, Vĩnh Phúc năm 2017 - 2018
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 trường tiểu học Lũng Hòa, Vình Phúc năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22
PHÒNG GD &ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LŨNG HÒA | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 (90 phút) Lớp: 4........................... |
Phần I: Đọc thầm và khoanh tròn vào đáp án đứng trước câu trả lời đúng:
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Ngọc Khánh
Câu 1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
a. Vì thấy mình chưa vội lắm.
b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
Câu 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận?
a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
Câu 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?
a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
b. Vì đã mua được tem thư.
c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
Câu 5. Từ nào viết sai chính tả?
A. con nai B. hẻo lánh C. lo toan D. lo ấm
Câu 6. Từ nào là từ ghép?
A. cần mẫn B. học hành C. róc rách D. thúng mủng
Câu 7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau:
Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.
Ý nghĩa của trạng ngữ trên là:…………………………………………………………………………………….
Câu 8. Tìm từ láy có trong đoạn văn sau.
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Câu 9: Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
Câu 10: Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên.
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
…………………............…………………………………………………..……………………………………………….
Phần II.
1. Chính tả (15 phút): Nghe – viết
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
2. Tập làm văn: Tả lại hình dáng và hoạt động của một con vật mà em yêu thích (12 đến 15 câu)
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Phần I
Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | C | A | A | D | D |
Câu 7 ( 1đ)
Nêu được trạng ngữ được 0.5đ: Khi mùa hè đến
Nêu được ý nghĩa được 0.5đ: Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8: (1đ) Các từ láy là: khóc lóc, nhếc nhác, vội vã
Câu 9 (1đ)
- Câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào? (0,5 điểm)
Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.
TN CN VN ( 0,5 đ)
Câu 10: (1đ) Thanh đã có một hành động rất tốt thể hiện tấm lòng thương người, biết chia sẻ giúp đỡ người khác, một việc làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Em khâm phục Thanh và sẽ cố gắng làm được nhiều việc tốt cho mọi người.
Phần II
1/ Chính tả nghe- viết (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai, không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.
2 /Tập làm văn
- Viết được mở bài 1 đ
- Tả được hình dáng 1,5đ
- Tả 1 số hoạt động 1đ
- Kết bài 1đ
- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp 0,5 đ