Bộ 05 đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Cánh diều
05 đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Cánh diều
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới, VnDoc xin giới thiệu đến các em học sinh bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Cánh diều có đáp án chi tiết. Các em hãy thực hành giải đề, ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé! Đây cũng là tài liệu giúp các thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 4 sách mới.
Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 1
Trường Tiểu học:...................... Lớp: ............... | PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2023 - 2024 Môn: Lịch Sử - Địa Lí 4 Thời gian làm bài: 35 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vùng Tây Nguyên giáp với những quốc gia nào?
A. Thái Lan
B. Trung Quốc
C. Lào và Cam – pu - chia
D. Không có quốc gia nào
Câu 2. Phố cổ Hội An thuộc thành phố nào?
A. Quảng Nam
B. Hội An
C. Hải Phòng
D. Hồ Chí Minh
Câu 3. Các dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là?
A. Nùng, Khơ me
B. Tày, Hoa, Khơ me
C. Thái, Nùng, Tày
D. Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,.....
Câu 4. Chọn các từ thích hợp: Thưa, Đồng bằng ven biển, Chăm, nhiều vào chỗ chấm:
Vùng Duyên hải miền Trung khá đông dân, phần lớn tập trung sinh sống ở khu vực…………….……………… Ở khu vực miền núi, dân cư ít và …………… hơn. Vùng có .................. dân tộc cùng sinh sống. Một số dân tộc trong vùng là: Kinh, Thái, Raglai, ................. Các dân tộc ở đây có văn hoá đặc sắc.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 5. Em hãy nêu đặc điểm khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung?
Câu 6. Em hãy nêu đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ?
Câu 7. Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên?
Câu 8. Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An?
Đáp án Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 1
PHẦN I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 |
Đáp án | C | A | D |
Điểm | 1 | 1 | 1 |
Câu 4: Điền các từ Đồng bằng ven biển, thưa, nhiều, Chăm? (1đ):
Mỗi từ điền đúng 0,25đ
PHẦN II: Tự luận
Câu 5. (1 điểm)
Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa tập trung vào thu đông( từ tháng 9 đến tháng 11). Khí hậu có sự khác biệt giữa phần phía bắc và phần phía nam dãy Bạch Mã. Phần phía bắc, mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh. Phần phái nam không có mùa đông lạnh. Đây là vùng chịu ảnh hưởng của bão và gió tây khô nóng nhất nước ta.
Câu 6: (1 điểm)
Đông Nam Bộ có ít sông ngòi hơn Tây Nam Bộ. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Ơ đây có nhiều hồ lớn được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,……..
Tây Nam Bộ có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu (đoạn hạ lưu của sông Mê Công). Do hai song này đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là sông Cửu Long (chín con rồng). Ơ Tây Nam Bộ, người dân đào nhiều kênh rạch nối các song với nhau, làm cho nơi đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 7: (2 điểm)
Công chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời.
Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong lễ hội và cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên.
Đồng bào Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng trong các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách, thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
Cồng chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ như: lễ cắt rốn của trẻ sơ sinh, lễ trưởng thành, lễ tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ xuống đồng, ………………….
Câu 8: (2 điểm)
Để bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hội An, cần thực hiện một số biện pháp như: trùng tu, tôn tạo di tích song song với việc đảm bảo nguyên gốc kiến trúc, cấu trúc cổ, tránh làm biến dạng di tích; xây dựng không gian xanh bên trong và bao quanh phố cổ; xây dựng hệ thống xử lí rác thải hiện đại; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cư dân và khách du lịch; tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4
NĂM HỌC: …..
Mạch nội dung/Chủ đề | Số câu Số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng điểm | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Vùng Duyên Hải miền Trung | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Câu số | 4 | 5 | 4 | 5 | |||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||
2. Phố cổ Hội An | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | ||||
Câu số | 1,2 | 8 | 1,2 | 8 | |||||
Số điểm | 2 | 2 | 2 | 2 | |||||
3. Vùng Tây Nguyên | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Câu số | 3 | 7 | 3 | 7 | |||||
Số điểm | 1 | 2 | 1 | 2 | |||||
4. Vùng Nam Bộ | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Câu số | 6 | 6 | |||||||
Số điểm | 1 | 2 | |||||||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 2 | 1 | 4 | 4 | ||
Câu số | 1,2,3,4 | 5 | 6,7 | 8 | 1,2,3,4 | 5,6,7,8 | |||
Số điểm | 4 | 1 | 3 | 2 | 4 | 6 |
Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Thực dân Pháp thành lập thành phố Sài Gòn nhằm mục đích gì?
A. Cướp bóc, tàn phá người dân.
B. Truyền bá các tư tưởng mới mẻ vào Việt Nam.
C. Phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.
D. Giúp đỡ người dân phát triển kinh tế.
Câu 2 (0,5 điểm). Loại đất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là gì?
A. Đất phù sa.
B. Đất xám.
C. Đất đỏ badan.
D. Đất cát.
Câu 3 (0,5 điểm). Cồng chiêng được sử dụng vào dịp nào?
A. Trong các buổi lễ hội.
B. Trong các nghi lễ của gia đình.
C. Trong những dịp tiếp khách quý.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4 (0,5 điểm). Điều gì là nét văn hoá tiêu biểu của người dân Nam Bộ?
A. Chợ nổi.
B. Chợ đêm.
C. Chợ truyền thống.
D. Chợ trường học.
Câu 5 (0,5 điểm). Lễ hội đặc trưng nhất của vùng Tây Nguyên là?
A. Lễ hội hoa ban.
B. Lễ hội Cồng chiêng.
C. Lễ hội Lồng Tồng.
D. Lễ hội kéo co.
Câu 6 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi là công trình?
A. Hệ thống đường cao tốc.
B. Hệ thống xe lửa.
C. Hệ thống đường vượt biển.
D. Hệ thống đường hầm.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là di tích lịch sử - văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh?
A. Bến cảng Nhà Rồng.
B. Nhà tủ Hỏa Lò.
C. Bảo tàng Mĩ thuật.
D. Chợ Bến Thành.
Câu 8 (0,5 điểm). Loại cây nào thích hợp trồng ở Đông Nam Bộ?
A. Lúa và cây ăn quả.
B. Cao su, cà phê, điều, hồ tiều.
C. Lúa và cây công nghiệp.
D. Cây cao su và cây điều.
Câu 9 (0,5 điểm). Mục đích của địa đạo Củ Chi là?
A. Nơi trú ẩn của những người lính.
B. Nơi cất giữu tài liệu, vũ khí.
C. Căn cứ phục vụ kháng chiến.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10 (0,5 điểm). Địa hình đồi núi thấp ở Nam Bộ tập trung ở?
A. Phía bắc.
B. Phía nam.
C. Phía đông.
D. Phía tây.
Câu 11 (0,5 điểm). Nam Bộ là vùng sản xuất công nghiệp đứng thứ mấy cả nước
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 12 (0,5 điểm). Sự kiện nào đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi?
A. Chủ tích Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
C. Quân Việt Nam rút khỏi căn cứ an toàn.
D. Pháp thay đổi chiến lược chiếm đống Việt Nam.
Câu 13 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng nào?
A. Vùng Bắc Bộ.
B. Vùng Trung Bộ.
C. Vùng Đông Nam Bộ.
D. Vùng Tây Nguyên.
Câu 14 (0,5 điểm). Đỉnh núi nào cao nhất Nam Bộ?
A. Núi Heo.
B. Núi Phụng.
C. Núi Thái Sơn.
D. Núi Bà Đen.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) của thiên nhiên Nam bộ đến sản xuất và sinh hoạt.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên một số con sông lớn ở vùng Nam bộ và nêu ý nghĩa của những con sông đó đối với đời sống của người dân?
Đáp án Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | C | C | D | A | B | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | D | A | A | B | C | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Thuận lợi:
+ Địa hình khá bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm và đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Mạng lưới sông ngòi, kinh rạch dày đặc và đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và giao thông đường thủy.
- Khó khăn:
+ Ở vùng Nam bộ thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn.
+ Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Câu 2:
- Vùng Nam bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc. Một số sông lớn là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu...
- Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.
Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Lễ hội Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống của người dân Tây Nguyên?
A. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.
B. Tăng sự đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Tạo không gian sinh hoạt cho người dân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Mục đích của địa đạo Củ Chi là?
A. Nơi trú ẩn của những người lính.
B. Nơi cất giữu tài liệu, vũ khí.
C. Căn cứ phục vụ kháng chiến.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người dân Nam Bộ có truyền thống gì?
A. Yêu nước.
B. Đánh nhau.
C. Ganh đua.
D. Sống hòa bình.
Câu 4 (0,5 điểm). Thành phố nào là thành phố lớn nhất trong vùng Nam Bộ?
A. Hà Nội.
B. Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng.
D. Đà Nẵng.
Câu 5 (0,5 điểm). Nam bộ bao gồm những vùng nào?
A. Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
B. Đông Nam bộ và Bắc bộ.
C. Tây Nguyên và Bắc Bộ.
D. Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Câu 6 (0,5 điểm). Địa điểm đánh dấu hành trình Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là?
A. Bến cảng Nhà Rồng.
B. Chợ Bến Thành.
C. Đảo Cát Bà.
D. Nhà thờ Đức Bà.
Câu 7 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi được đào theo hình?
A. Bàn cờ.
B. Vòng tròn.
C. Xương cá.
D. Đường thẳng.
Câu 8 (0,5 điểm). Ngày nay, ngôi nhà Rồng đã trở thành?
A. Bảo tàng Hồ Chí Minh.
B. Bảo tàng Mỹ thuật.
C. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
D. Bảo tàng nghệ thuật Việt Nam.
Câu 9 (0,5 điểm). Những sản phẩm nông nghiệp nào nổi tiếng của vùng Nam Bộ?
A. Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, điều.
B. Dứa, bưởi, hồ tiêu.
C. Lúa gạo, sầu riêng, chôm chôm.
D. Cà phê, mía đường, cao su.
Câu 10 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản?
A. Địa hình đồi lượn sóng.
B. Khí hậu nóng ẩm..
C. Đất đai màu mỡ.
D. Mạng lưới sông ngòi.
Câu 11 (0,5 điểm). Một loại bếp đặc biệt được sáng tạo vào thời kì kháng chiến là?
A. Bếp Hoàng Cầm.
B. Bếp ga.
C. Bếp điện.
D. Bếp từ.
Câu 12 (0,5 điểm). Cồng chiêng gắn liền với đời sống nào của con người?
A. Đời sống vật chất.
B. Đời sống nguyên thủy.
C. Đời sống tinh thần.
D. Đời sống công sở.
Câu 13 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi khác là?
A. Đông Dương
B. Sài Gòn.
C. Viễn Đông
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14 (0,5 điểm). Điều gì là nét văn hoá tiêu biểu của người dân Nam Bộ?
A. Chợ nổi.
B. Chợ đêm.
C. Chợ truyền thống.
D. Chợ trường học.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày một số thuận lợi, khó khăn của địa hình và sông ngòi đói với đời sống và sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Em giải thích vì sao Nam bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.
Đáp án Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | D | D | A | B | D | A | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | C | A | D | A | C | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Trình bày một số thuận lợi, khó khăn của địa hình và sông ngòi đối với đời sống và sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
- Địa hình:. - Địa hình:.
+ Thuận lợi: Xây dựng nhà ở, các công trình, giao thông và sản xuất. Vùng đồi núi và nhiều nơi có phong cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Khó khăn: Phía trong đê, đất bị bạc màu. Các vùng trũng bị ngập úng vào mùa mưa. + Khó khăn: Phía trong đê, đất bị bạc màu. Các vùng trũng bị ngập úng vào mùa mưa.
- Sông ngòi:
+ Thuận lợi: Cung cấp nước cho đời sống và sản xuất, là điều kiện để phát triển giao thông đường thủy.
+ Khó khăn: Mùa lũ thừa nước, mùa cạn thiếu nước
Câu 2:
Vì Nam Bộ Có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.
Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 4
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Nam Bộ là vùng sản xuất công nghiệp đứng thứ mấy cả nước?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 2 (0,5 điểm). Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 hiện được trưng bày ở?
A. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
B. Bảo tàng Lực lượng tăng – thiết giáp.
C. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
D. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Câu 3 (0,5 điểm). Quân Mỹ thực hiện trận càn quét mang tên “Bóc vỏ Trái Đất” với mục đích gì?
A. Tu sửa thống Địa đạo Củ Chi.
B. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến.
C. Mở rộng hệ thống đường hầm.
D. Xây dựng hệ thống thoát nước.
Câu 4 (0,5 điểm). Các hoạt động đồng bào sử dụng cồng chiêng là?
A. Các hoạt động vui chơi.
B. Các hoạt động giải trí.
C. Các hoạt động tế lễ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5 (0,5 điểm). Các loại hải sản đặc trưng là?
A. Cá trê, cá chim.
B. Cá voi, cá nhà táng.
C. Cá tra, cá ba sa, tôm.
Câu 6 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi ngày nay được sử dụng với mục đích gì?
A. Giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước.
B. Thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn.
C. Tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh.
D.Tất cả các đáp án trên.
Câu 7 (0,5 điểm). Thành phố nào là thành phố lớn nhất trong vùng Nam Bộ?
A. Hà Nội.
B. Hồ Chí Minh..
C. Hải Phòng.
D. Đà Nẵng.
Câu 8 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng nào?
A. Vùng Bắc Bộ.
B. Vùng Trung Bộ.
C. Vùng Đông Nam Bộ.
D. Vùng Tây Nguyên.
Câu 9 (0,5 điểm). Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của vùng Nam Bộ là gì?
A. Phía đông, nam và tây nam đều giáp biển.
B. Có nhiều núi và cao nguyên.
C. Có nhiều sơn nguyên.
D. Có nhiều núi cao.
Câu 10 (0,5 điểm). Nhờ đâu mà vùng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước?
A. Diện tích đồng bằng rộng lớn, đất mai màu mỡ.
B. Khí hậu nóng ẩm.
C. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11 (0,5 điểm). Các ngành công nghiệp có giá trị cao ở thành phố Hồ Chí Minh là?
A. Điện tử – tin học.
B. Thực phẩm – đồ uống.
C. Cơ khí.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12 (0,5 điểm). Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng vì thế?
A. Dễ sạt lở đất.
B. Dễ ngập nước.
C. Dễ có sóng thần.
D. Dễ trồng cây.
Câu 13 (0,5 điểm). Chức năng của Cồng chiêng trong các dịp lễ hội của người dân Tây Nguyên là?
A. Nhạc khí.
B. Linh khí.
C. Vũ khí.
D. Vật trang trí.
Câu 14 (0,5 điểm). Điều kiện sống dưới địa đạo Củ Chi như thế nào?
A. Thiếu ánh sáng.
B. Vệ sinh kém.
C. Thiếu lương thực.
D. Tất cả các đáp án trên.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu đặc điểm thiên nhiên (địa hình và khí hậu) vùng Nam Bộ.
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Đáp án Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | B | B | D | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | C | A | D | D | B | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Địa hình: Phần lớn Nam Bộ có địa hình thấp, khác nhau giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Khí hậu: Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao, trên 27 ° C. Lượng mưa lớn, trung bình khoảng 2000mm mỗi năm. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt. Vào mùa mưa, khí hậu ấm ướt. Vào mùa khô có lượng mưa ít, nắng nóng.
Câu 2:
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước vì nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn...
Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 5
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Loại cây nào thích hợp trồng ở Tây Nam Bộ?
A. Lúa, rau, cây ăn quả.
B. Cao su, cà phê, điều, hồ tiều.
C. Lúa và cây công nghiệp.
D. Cây cao su và cây điều.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao Nguyễn Tất Thành lại lựa chọn bến cảng Nhà Rồng là nơi ra đi tìm đường cứu nước?
A. Vì đây là nơi có nhiều cảnh đẹp.
B. Vì đây là nơi thuận lợi để sang Pháp.
C. Vì đây là nơi có nhiều trường học.
D. Vì đây là nơi Bác được chỉ định.
Câu 3 (0,5 điểm). Cồng chiêng được người Tây Nguyên coi là ngôn ngữ giao tiếp của con người với?
A. Động vật.
B. Thế giới siêu nhiên.
C. Thiên nhiên.
D. Con người.
Câu 4 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi được xây dựng vào thời gian nào?
A. Thời nhà Nguyễn.
B. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
C. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
D. Những năm 2000.
Câu 5 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Pháp thuộc được mệnh danh là?
A. Hòn ngọc viễn đông.
B. Con rồng châu Á.
C. Viên ngọc biển cả.
D. Xứ hoa anh đào.
Câu 6 (0,5 điểm). Vận tải đường sông thông qua phương tiện nào ở vùng Nam Bộ?
A. Xe hơi.
B. Xe máy.
C. Xuồng, ghe.
D. Tàu hỏa.
Câu 7 (0,5 điểm). Tình trạng gì thường xảy ra ở Nam Bộ vào mùa khô?
A. Thiếu nước ngọt.
B. Mưa nhiều.
C. Nắng nóng.
D. Bão nhiệt đới.
Câu 8 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?
A. Phía Bắc.
B. Phía Nam.
C. Phía Đông.
D. Phía Tây.
Câu 9 (0,5 điểm). Thực dân Pháp thành lập thành phố Sài Gòn nhằm mục đích gì?
A. Cướp bóc, tàn phá người dân.
B. Truyền bá các tư tưởng mới mẻ vào Việt Nam.
C. Phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa.
D. Giúp đỡ người dân phát triển kinh tế.
Câu 10 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào?
A. Lào.
B. Myanmar.
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan..
Câu 11 (0,5 điểm). Cây ăn quả tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
Câu 12 (0,5 điểm). Địa đạo Củ Chi là công trình?
A. Hệ thống đường cao tốc.
B. Hệ thống xe lửa.
C. Hệ thống đường vượt biển.
D. Hệ thống đường hầm.
Câu 13 (0,5 điểm). Những dân tộc nào sinh sống chung trong vùng Nam Bộ?
A. Kinh, Hoa, Chăm.
B. Khmer, Chăm, Mường.
C. Kinh, Khmer, Hoa, Chăm.
D. Khmer, Hoa, Mường.
Câu 14 (0,5 điểm). Người dân Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng với tần suất như thế nào?
A. Chỉ dùng khi có khách quý.
B. Chỉ dùng trong các lễ hội lớn.
C. Có thể sử dụng hằng ngày.
D. Chỉ sử dụng vào mùa xuân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về việc đào hầm và chống càn quét ở địa đạo Củ Chi.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên một số con sông lớn ở vùng Nam bộ và nêu ý nghĩa của những con sông đó đối với đời sống của người dân?
Đáp án Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí lớp 4 Cánh diều - Đề 5
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | B | B | B | A | C | A |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | C | C | B | D | A | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Việc đào hầm ở địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân củ chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng xuyên trong lòng đất.
- Suốt một thời gian dài, địch liên tục tấn công đánh phá vùng căn cứ vào hệ thống điện đạo hết sức khóc liệt, bằng nhiều thủ đoạn. Tuy nhiên, quân và dân củ chi vẫn chiến đấu anh dũng và giành thắng lợi vẻ vang.
Câu 2:
- Các tỉnh trồng lúa chính: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ...
- Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ: đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, đồng thời suất khẩu gạo sang các nước khác.
Trên đây là Toàn bộ 05 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Cánh diều. Các bạn có thể xem thêm: