Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức
Bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Lịch sử - Địa lí Kết nối tri thức gồm 05 đề thi, là đề thi được biên soạn bám sát sách giáo khoa Kết nối có kèm theo đáp án sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức cuối năm học.
05 bộ đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Lịch sử - Địa lí Kết nối tri thức
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 - Đề 1
UBND HUYỆN……............. TRƯỜNG TH&THCS……… | ĐỀ KSCL CUỐI HỌC KÌ II Môn: Lịch sử & Địa lí 4 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề) |
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. (0,5 điểm). Nhà máy thuỷ điện nào là có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên?
A. Ialy
B. Sê San
C. Sê-rê-pốk
D. Đồng Nai
Câu 2. (0,5 điểm) Công trình kiến trúc nào thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế?
A. Chùa cầu
B. Lăng Khải Định
C. Chùa Thiên Mụ
D. Nhà cổ Tấn Ký
Câu 3. (0,5 điểm) Sông nào không chảy qua vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
A. Sông Hồng.
B. Sông Đáy.
C. Sông Mã.
D. Sông Luộc.
Câu 4. (0,5 điểm) Bãi biển Lăng Cô thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Thanh Hoá.
B. Thừa Thiên Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Khánh Hoà.
Câu 5. (0,5 điểm) Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng Tây Nguyên là
A. Có các cao nguyên xếp tầng.
B. Cao ở phía tây và thấp dần về phía đông.
C. Có nhiều dãy núi cao.
D. Thấp và bằng phẳng.
Câu 6. (0,5 điểm) Hệ thống đê ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ có vai trò
A. Ngăn lũ và giúp trồng lúa nhiều vụ trong năm.
B. Ngăn phù sa sông bồi đắp.
C. Là đường giao thông kết nối với các vùng khác.
D. Ngăn sạt lở ven sông.
Câu 7. (0,5đ) Nền văn minh sông Hồng hình thành cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Khoảng 1500 năm.
B. Khoảng 2 500 năm.
C. Khoảng 2700 năm
D. Khoảng 3.000 năm
Câu 8. (0,5 điểm) Phố cổ Hội An nằm ở vị trí nào?
A. Hạ lưu sông Hương.
B. Thượng lưu sông Thu Bồn.
C. Hạ lưu sông Tranh.
D. Hạ lưu sông Thu Bồn.
Câu 9. (0,5 điểm) Khí hậu vùng Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
B. Có một mùa đông lạnh.
C. Có hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh.
D. Có mưa quanh năm.
Câu 10. (0,5 điểm) Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?
A. Ba Na.
B. Ê Đê.
C. Cơ Ho.
D. Mnông.
Câu 11. (0,5 điểm) Phần đất liền vùng Nam Bộ không tiếp giáp với
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Cam-pu-chia.
D. Trung Quốc.
Câu 12. (0,5 điểm) Các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ là
A. Khơ-me, Hoa, Chăm, Xơ Đăng
B. Kinh, Thái, Mường, Chăm
C. Dao, Mông, Tày, Hoa,...
D. Kinh. Khơ-me, Hoa, Chăm...
Câu 13. (0,5 điểm) Ý nào không phải là thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Tập trung nhiều loại khoáng sản.
B. Tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính.
C. Nơi có nhiều cảng lớn.
D. Là một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước.
Câu 14. (0,5 điểm) Đế quốc Mỹ không dùng biện pháp nào khi phá huỷ Địa đạo Củ Chi?
A. Tiến hành nhiều cuộc càn quét hòng tìm ra vị trí các nắp hầm.
B. Dội hàng nghìn tấn bom, chất độc hoá học xuống Củ Chi.
C. Dùng đội quân chuột cống đánh địa đạo.
D. Buộc quân ta phải tự phá huỷ địa đạo
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 2. (1,5 điểm)
Điền thông tin vào chỗ trống (…) sao cho phù hợp với đặc điểm địa hình, sông, hồ của địa phương em.
· Tỉnh hoặc thành phố …………… có độ cao trung bình ……………. Dạng địa hình chính là:…………………….....................................................................................................
· Một số sông chảy qua địa bản tỉnh hoặc thành phố là:………………………..............
· ………………………………………………………………………………….....................
· Một số hồ lớn là ……………………………………………………………........................
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | C | C | B | A | A | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | D | A | A | D | D | A | D |
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời, đây còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước.
Câu 2 (1,5 điểm)
* Thành phố Hải Phòng có độ cao trung bình: 5-10m so với mực nước biển Dạng địa hình chính là: Đồng bằng
* Một số sông chảy qua địa bản tỉnh hoặc thành phố là: S. Bạch Đằng, S Cấm, S Hoá,...
Một số khu du lịch là: Đồ Sơn, Cát Bà,...
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 - Đề 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ nằm ở phía nào của Tổ quốc?
A. Phía Bắc.
B. Phía Nam.
C. Phía Đông.
D. Phía Tây.
Câu 2 (0,5 điểm). Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều:
A. Khu công nghiệp lớn.
B. Khu công nghệ cao.
C. Ngân hàng, trung tâm tài chính.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 3 (0,5 điểm). Vùng Nam bộ chủ yếu trồng loại cây nào?
A. Cây cổ thủ.
B. Cây cỏ.
C. Cây lấy gỗ.
D. Cây ăn quả.
Câu 4 (0,5 điểm). Để xây dựng địa đạo Củ Chi, người dân đã dựa trên?
A. Do địch để lại
B. Học tập của nước ngoài
C. Kinh nghiệm kế thừa từ trước
D. Sự sáng tạo của quân đội
Câu 5 (0,5 điểm). Tây Nguyên là vùng đất được đánh giá là?
A. Giàu truyền thống yêu nước.
B. Nổi tiếng về sự biết ơn.
C. Của ẩm thực.
D. Của sự vui chơi.
Câu 6 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho buôn bán chợ nổi?
A. Địa hình núi non.
B. Khí hậu lạnh mát.
C. Đất đai màu mỡ.
D. Nhiều sông ngòi.
Câu 7 (0,5 điểm). Nhà nổi có đặc điểm gì?
A. Nổi ở trên sông.
B. Ở trên cạn.
C. Ở dưới nước.
D. Ở trong rừng.
Câu 8 (0,5 điểm). Đường lên xuống được bố trí bằng?
A. Các đường hầm khác.
B. Các cửa hầm bí mật.
C. Các nắp hầm bí mật.
D. Các đường song song.
Câu 9 (0,5 điểm). Cồng chiêng là loại nhạc khí được đúc từ vật liệu nào?
A. Sắt.
B. Kim cương.
C. Đất.
D. Đồng.
Câu 10 (0,5 điểm). Nhà Rông được người dân xây tại khu vực nào?
A. Trung tâm buôn làng.
B. Trung tâm dòng tộc.
C. Trung tâm nhóm người.
D. Trung tâm một vùng.
Câu 11 (0,5 điểm). Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 hiện được trưng bày ở?
A. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
B. Bảo tàng Lực lượng tăng – thiết giáp.
C. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
D. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Câu 12 (0,5 điểm). Các dân tộc sinh sống chủ yếu ở cùng Nam Bộ là?
A. Kinh, Dao, Mường.
B. Kinh, Tày, Nùng.
C. Kinh, Khơ Me, Hoa, Chăm.
D. Kinh, Mông, Mán.
Câu 13 (0,5 điểm). Hàng hóa được bán trên các ghe là?
A. Hoa quả.
B. Lúa gạo.
C. Thịt cá.
D. Nông sản và vật dụng cần thiết.
Câu 14 (0,5 điểm). Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng vì thế
A. Dễ sạt lở đất.
B. Dễ ngập nước.
C. Dễ có sóng thần.
D. Dễ trồng cây.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) của thiên nhiên Nam bộ đến sản xuất và sinh hoạt.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của sự kiện quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | D | D | C | A | D | C |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | C | D | A | B | C | D | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Thuận lợi:
+ Địa hình khá bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm và đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc và đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và giao thông đường thủy.
- Khó khăn:
+ Ở vùng Nam bộ thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn.
+ Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Câu 2:
- Chiến dịch đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên xã hội chủ nghĩa.
- Chiến thắng chứng minh trí tuệ và tài thao lược của đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 - Đề 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Củ Chi xứng đáng với danh hiệu nào?
A. Anh hùng dưới lòng đất
B. Đất thép thành đồng
C. Đất ngụy trang
D. Đáp án khác
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội nào sau đây có ở Tây Nguyên?
A. Chợ phiên
B. Lễ hội Gội đầu
C. Lễ hội Cồng chiêng
D. Lễ hội Khặp
Câu 3 (0,5 điểm). Nam bộ có vùng đồng bằng lớn đó là
A. Nam bộ
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng Bắc bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 4 (0,5 điểm). Cây ăn quả nào sau đây được trồng nhiều ở vùng Nam bộ?
A. Dừa
B. Dưa hấu
C. Mận
D. Mơ
Câu 5 (0,5 điểm). Nhà Rông là nơi người dân tổ chức hoạt động nào?
A. Kể các câu chuyện
B. Là nơi học tập
C. Tổ chức các lễ hội tâm linh
D. Tổ chức trò chơi cho trẻ nhỏ.
Câu 6 (0,5 điểm). Ai là người đã cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập?
A. Bùi Quang Đoàn
B. Bùi Quang Lưu
C. Bùi Quang Nhật
D. Bùi Quang Thận
Câu 7 (0,5 điểm). Vùng Nam bộ có số dân
A. Hơn 20 triệu người (năm 2020)
B. Hơn 35 triệu người (năm 2020)
C. Hơn 40 triệu người (năm 2020)
D. Hơn 45 triệu người (năm 2020)
Câu 8 (0,5 điểm). Tại sao Nguyễn Tất Thành lại lựa chọn bến cảng Nhà Rồng là nơi ra đi tìm đường cứu nước?
A. Vì đây là nơi có nhiều cảnh đẹp.
B. Vì đây là nơi thuận lợi để sang Pháp.
C. Vì đây là nơi có nhiều trường học.
D. Vì đây là nơi Bác được chỉ định.
Câu 9 (0,5 điểm). Cồng chiêng tồn tại cùng với nền văn hoá nào?
A. Văn hóa vua Hùng
B. Văn hóa chúa Trịnh
C. Văn hóa nhà Lê
D. Văn hóa Đông Sơn
Câu 10 (0,5 điểm). Nhà Rông được đánh giá là?
A. Nhà ở dân dã.
B. Nhà văn hóa.
C. Nhà sàn đặc trưng.
D. Nhà họp mặt.
Câu 11 (0,5 điểm). Địa hình ở Đông Nam Bộ có dạng gì?
A. Đồng bằng
B. Trung du
C. Cao nguyên
D. Núi non
Câu 12 (0,5 điểm). Thành phố lớn nhất Nam bộ là
A. Thành phố Sóc Trăng
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu
D. Thành phố Cà Mau
Câu 13 (0,5 điểm). Áo bà ba thể hiện của người dân Nam Bộ có đặc điểm như thế nào?
A. Đặc trưng vùng quê
B. Đặc trưng văn hóa của miền sông nước
C. Đặc trưng văn nghệ
D. Đặc điểm nghệ thuật
Câu 14 (0,5 điểm). Loại cây nào thích hợp trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Lúa, rau,cây ăn quả
B. Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu
C. Lúa và cây công nghiệp
D. Cây cao su và cây điều
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm đất và đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm). Địa đạo Củ Chi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như thế nào. Em có hiểu biết gì về địa đạo này?
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | B | C | D | A | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | D | C | A | B | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Vùng Nam bộ có nhiều loại đất khác nhau. Ở Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan và đất xám. Ở Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là: đất phù sa, đất phèn và đất mặn.
- Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các sông lớn của vùng là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu có nguồn nước dồi dào. Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn.
Câu 2:
- Địa đạo củ chi nằm sâu dưới lòng đất, là nơi các chiến sĩ sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu của các chiến sĩ.
Ngày nay, di tích địa đạo được bảo tồn ở khu vực Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ hưng và bến đình thuộc xã Nhuận Đức.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 - Đề 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nhà sàn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được làm bằng vật liệu gì?
A. Các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá
B. Làm bằng khung sắt, tôn.
C. Xây bằng gạch, mái lợp ngói.
D. Nhà được làm bằng nhựa.
Câu 2. Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?
A. Ba Na.
B. Ê Đê.
C. Cơ Ho.
D. Mnông.
Câu 3. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn các tỉnh nào?
A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
B. Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
C. Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông.
D. Lâm Đồng, Kon Tum.
Câu 4. Một hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tây Nguyên?
A. Thi nấu cơm.
B. Đánh cồng chiêng.
C. Kéo co.
D. Múa Xoè.
Câu 5. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, Cồng chiêng có vai trò rất quan trọng. Loại nhạc cụ này
A. được sử dụng để thúc giục người dân lao động.
B. được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí, đón tiếp khách.
C. chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tổ chức vào mùa đông.
D. chỉ được sử dụng bởi các già làng, trong các dịp tiếp đón khách quý.
Câu 6. Các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ là
A. Khơ-me, Hoa, Chăm, Xơ Đăng,...
B. Kinh, Thái, Mường, Chăm,
C. Dao, Mông, Tày, Hoa,...
D. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...
Câu 7. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng Tháp Mười.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tứ giác Long Xuyên.
Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng Nam Bộ?
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Nguồn nguyên liệu dồi dào.
C. Khí hậu nắng nóng quanh năm.
D. Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
Câu 9. Nhà ở truyền thống của nhân dân vùng sông nước Nam Bộ phổ biến là kiểu nhà nào?
A. Nhà lợp bằng lá.
B. Nhà Rông
C. Nhà lợp ngói.
D. Nhà sàn, nhà nổi.
Câu 10. Một trong những câu nói nổi tiếng của anh hùng Nguyễn Trung Trực là
A. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
B. “Nếu bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu thần trước đã”.
C. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo gì”.
D. “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương phương Bắc”.
Câu 11. Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?
A. Năm 1945.
B. Năm 1954.
C. Năm 1975.
D. Năm 1976.
Câu 12. Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở những xã nào hiện nay?
A. Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức.
B. Nhuận Đức và An Phú.
C. An Phú và An Nhơn Tây.
D. Nhuận Đức và Phước Hiệp.
Câu 13. Địa đạo Củ Chi rất khó bị địch phát hiện vì
A. được xây dựng kiên cố và bảo vệ chặt chẽ.
B. được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.
C. thường xuyên được thay đổi địa điểm.
D. có cấu tạo phức tạp, kiên cố.
Câu 14. Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi?
A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực.
B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta.
C. Nơi nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí sinh học.
D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy hoàn thành bản dưới đây để chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước.
Kinh tế | .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. |
Văn hoá | .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. |
Giáo dục | .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. |
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao Nam Bộ là vùng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | A | A | B | B | D | A |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | C | D | A | D | A | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Kinh tế:
+ Đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách nhà nước.
+ Đứng đầu cả nước về phát triển dịch vụ và công nghiệp.
- Văn hoá:
+ Có nhiều di tích, bảo tàng lịch sử.
+ Là nơi hội tụ cư dân từ nhiều vùng miền, góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa.
- Xã hội: Có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm khoa học - công nghệ...
Câu 2:
- Vùng Nam bộ có đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước và khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành trồng lúa.
- Bên cạnh đó, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc và đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 - Đề 5
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Vùng Nam Bộ có nhiệt độ trung bình khoảng?
A. 27 độ C.
B. 28 độ C.
C. 29 độ C.
D. 26 độ C.
Câu 2 (0,5 điểm). Tây Nguyên là vùng đất gắn liền với nền văn hoá nào?
A. Văn hóa Cồng chiêng.
B. Văn hóa Khmer.
C. Văn hóa Ai Cập.
D. Văn hóa Văn Lang.
Câu 3 (0,5 điểm). Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua bao nhiêu năm?
A. 400 năm.
B. 100 năm.
C. 200 năm.
D. 300 năm.
Câu 4 (0,5 điểm). Đặc điểm nào của thiên nhiên Nam Bộ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp?
A. Địa hình cao nguyên.
B. Khí hậu lạnh mát.
C. Đất đai màu mỡ.
D. Đất trũng.
Câu 5 (0,5 điểm). Áo bà ba của người dân Nam Bộ đã thể hiện?
A. Đặc trưng vùng quê.
B. Đặc trưng văn hóa của miền sông nước.
C. Đặc trưng văn nghệ.
D. Đặc điểm nghệ thuật.
Câu 6 (0,5 điểm). Nhà của các dân tộc thường làm bằng vật liệu nào?
A. Nứa, trúc.
B. Tre, luồng, trúc.
C. Gỗ, tre, nứa, lá.
D. Cây, cỏ, nan.
Câu 7 (0,5 điểm). Cây ăn quả tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi Bắc bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
Câu 8 (0,5 điểm). Cồng chiêng có vai trò gì trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên?
A. Kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hoá.
B. Đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng.
C. Là phương tiện giao tiếp hàng ngày.
D. Tạo không gian giải trí cho trẻ em.
Câu 9 (0,5 điểm). Bếp Hoàng Cầm là loại bếp
A. Cổ kính.
B. Phổ biến.
C. Đặc biệt.
D. Dã chiến.
Câu 10 (0,5 điểm). Mùa mưa ở Nam Bộ có khí hậu như thế nào?
A. Ấm áp và khô ráo.
B. Nóng và khô ráo.
C. Lạnh và khô ráo.
D. Mát mẻ và ẩm ướt.
Câu 11 (0,5 điểm). Đúng 11 giờ 30 phút trong cuộc chiến giải phóng dân tộc miền Nam đã diễn ra sự kiện gì?
A. Quân ta rút lui.
B. Quân ta chiến thắng.
C. Lá cờ tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
D. Quân ta tiến vào.
Câu 12 (0,5 điểm). Hàng hóa trên Chợ nổi được bán trên các phương tiện nào?
A. Nhà dân.
B. Du thuyền.
C. Ghe, xuồng.
D. Thuyền lớn.
Câu 13 (0,5 điểm). Địa đạo được đào từ?
A. Trong nhà.
B. Dưới hầm.
C. Trên mặt đất.
D. Đáy một cái giếng.
Câu 14 (0,5 điểm). Tây Nguyên được coi là vùng đất?
A. Giàu truyền thống yêu nước.
B. Nổi tiếng về sự biết ơn.
C. Của ẩm thực.
D. Của sự vui chơi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy kể tên các loại đất chính ở vùng Nam bộ và cho biết các loại đất độ phù hợp để trồng các loại cây nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết quân dân củ chi đã đào hầm như thế nào?
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | A | A | D | C | B | C | B |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | A | D | B | C | C | D | A |
B. Tự luận
Câu 1:
- Vùng Nam bộ có 3 loại đất chính:
+ Đất xám, đất badan: thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu...
+ Đất phù sa: (ở vùng đồng bằng) thích hợp trồng lúa, rau, cây ăn quả...
Câu 2:
- Đi đào được địa đạo, đầu tiên phải đào một riêng với đường kính 0,6m, sâu 3m. Sau đó lại dùng quốc tay tiếp tục khoét sâu từ đáy giếng, tạo đường hầm đủ rộng để người đi được dưới lòng đất. Cứ cách 16m lại tạo một giếng. Chỉ trong thời gian hai năm, quân dân Củ Chi đã đào được 250km địa đạo.