Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22 là bộ đề thi có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng đề giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập trọng tâm chuẩn bị cho bài thi cuối năm đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh theo các mức chuẩn kiến thức Thông tư 22. Mời thầy cô cùng các em tham khảo và tải về file đáp án và bảng ma trận chi tiết đầy đủ bộ đề.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
(Đoạn “Ngày 20 tháng 9 … Thái Bình Dương.”, sách TV4, tập 2 – Trang 114)
2. Dòng sông mặc áo.
(Đoạn “Dòng sông … áo hoa.”, sách TV4, tập 2 – Trang 118)
3. Tiếng cười là liều thuốc bổ
(Đoạn “Tiếng cười là … bệnh nhân.”, sách TV4, tập 2 – Trang 153)
4. Con chuồn chuồn nước
(Đọc từ “Rồi đột nhiên … đến… ngược xuôi.”, sách TV4, tập 2 – Trang 127)
Tiêu chuẩn cho điểm đọc | Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng | …… /1 đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) | ……/ 1 đ |
3. Đọc diễm cảm | …… / 1 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc | …… / 1 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu | …… / 1 đ |
Cộng | …… / 5 đ |
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.
- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.
- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.
- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm.
5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm.
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
II. ĐỌC THẦM Thời gian: 25 phút
Em đọc thầm bài “Chiều ngoại ô” rồi làm các bài tập sau:
Chiều ngoại ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là lúc gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Ở ngoại ô, buổi chiều hè đáng yêu quá!
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Theo NGUYỄN THỤY KHA
Câu 1. Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô có đặc điểm là:
(Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)
□ ngột ngạt và nóng bức.
□ mát mẻ và yên tĩnh.
□ nắng gắt và náo nhiêt.
□ vắng vẻ, không có nắng.
Câu 2. Trong đoan 2, tác giả nghe được những âm thanh là:
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
□ Ruộng rau muống lên xanh mơn mởn.
□ Rặng tre xanh rì rào trong gió.
□ Đồng lúa chín mênh mông.
□ Con chim sơn ca hót líu lo.
Câu 3. Tác giả ngửi được mùi hương nào của buổi chiều hè ở ngoại ô.
…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..
Câu 4. Điều gì làm tác giả thú vị nhất trong buổi chiều hè ngoại ô?
…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..
Câu 5. Hãy ghi lại câu văn có trong bài mà em thích vào dưới đây. Giải thích vì sao em thích?
…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Hai câu cuối bài: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.”
Các từ láy có trong câu là…………………………………………………
Câu 7. Cho câu: “Những đám mây trắng vui đùa xô đuổi nhau trên cao.”
(Đánh dấu X vào trước những ý đúng)
a. Đây là câu kể Ai làm gì?. □
b. Vị ngữ của câu là: vui đùa xô duổi nhau trên cao. □
c. Đây là câu kể Ai thế nào? □
d. Vị ngữ của câu là: xô đuổi nhau trên cao.□
Câu 8. Đặt một câu có bộ phận trạng ngữ với một tính từ có trong bài.
………………………………………………………………………………………..
Câu 9. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B.
A | B | ||
Buổi chiều hè ngoại ô đáng yêu quá!. | · | · | Câu khiến. |
Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. | · | · | Câu cảm |
Cánh diều ơi, hãy bay cao! | · | · | Câu kể |
Câu 10. Em hãy đặt một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em trước cảnh vật hay con người mà em gặp.
B. Phần viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian:15 phút
Bài “Con tê tê” (Sách Tiếng Việt 4 tập 2, trang 139)
Viết đầu bài và đoạn và đoạn “Tê tê săn mồi … xấu số.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
I. ĐỌC THẦM (5 điểm)
1. mát mẻ và yên tĩnh.
2. Thứ tự điền là: S- Đ - S - Đ
3. Tác giả ngửi được mùi hương của buổi chiều hè ở ngoại ô:
- Hương lúa, hương sen, hơi đất.
4. Điều gì làm tác giả thú vị nhất trong buổi chiều hè ngoại ô?
- được thả diều cùng lũ bạn.
5. Học sinh tự viết theo cảm nhận của mình. (0,5 điểm)
Ví dụ. Tiếng sáo diều vi vu trầm bỗng. Em thí ch âm thanh tiếng sáo diều vì nó rất hay.
6. Các từ láy là: vi vu, lâng lâng. (0,5 điểm)
7. Ý đúng là:
b. Vị ngữ của câu là: vui đùa xô đuổi nhau trên cao.
c. Đây là câu kể Ai thế nào? (0,5 điểm)
8. Tham khảo: Trên cánh hồng, những giọt sương lấp lánh.
9. Học sinh nối đúng 3 ý được 0,5 điểm.
Buổi chiều hè ngoại ô đáng yêu quá!. Câu cảm
Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. Câu kể
Cánh diều ơi, hãy bay cao! Câu khiến
10. Tham khảo: Ồ, Vịnh Hạ Long đẹp quá! (0,5 điểm)
II. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
a. Thể loại: Tả con vật
b. Nội dung:
- Trình bày đầy đủ ý miêu tả con vật yêu cầu của đề bài.
c. Hình thức:
- Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
2. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.
- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả con vật.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
MẠCH KIẾN THỨC | NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ | SỐ CÂU HỎI | HÌNH THỨC CÂU HỎI | TỔNG ĐIỂM | |||||||
TRẮC NGHIỆM | TỰ LUẬN | ||||||||||
Nhận biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng phản hồi | Nhận biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng phản hồi | ||||
ĐỌC HIỂU | - Nhắc lại đặc điểm của buổi chiều mùa hè. | 1 | 0,5 | 2,5 | |||||||
- Nhận biết được âm thanh có trong bài đọc. | 1 | 0,5 | |||||||||
- Nhận biết được mùi hương có trong bài đọc. | 1 | 0,5 | |||||||||
- Biết được điều thú vị của tác giả trong bài. - | 1 | 0,5 | |||||||||
-Nêu được suy nghĩ của bản thân về một sự vật có trong bài. | 1 | 0,5 | |||||||||
LUYỆN TỪ VÀ CÂU | - Xác định được từ láy trong câu. | 1 | 0,5 | 2,5 | |||||||
- Xác định được vị ngữ trong câu. | 1 | 0.5 | |||||||||
- Tìm được tính từ có trong bài để đặt được câu có trạng ngữ. | 1 | 0,5 | |||||||||
- Xác định các kiểu câu kể đã học. | 1 | 0.5 | |||||||||
-Tự đặt được câu khiến vào thực tiễn bản thân HS. | 1 | 0,5 | |||||||||
TỔNG ĐIỂM | 8 | 2 | 0.5 | 1 | 1 | 0,5 | 5 |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2
I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng:.... 3 điểm. (M3-3đ)
2. Đọc thầm và làm bài tập: .....7 điểm.
ĐƯỜNG ĐI SA PA
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (M1-0,5đ)
a) Vùng núi
b) Vùng đồng bằng
c) Vùng biển
d) Thành phố
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)
a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
c) Nắng phố huyện vàng hoe.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên" (M1-0,5đ)
a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
d) Vì Sa Pa ở thành phố.
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)
a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
d) Tác giả quê ở Sa Pa.
Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh? (M4-1đ)
..........................................................................................................................................................
Câu 6: Câu: "Nắng phố huyện vàng hoe" là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)
a) Câu kể Ai là gì?
b) Câu kể Ai làm gì?
c) Câu kể Ai thế nào?
d) Tất cả các câu kể trên.
Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)
.....................................................................................................................................................
Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
d) Đi học
Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)
a) Buổi chiều, xe.......................................................................
b)................................................................. vàng hoe.
Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)
a) Mùa thu, mùa thu
b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
c) Mùa xuân, mùa hè.
d) Mùa hè, mùa thu.
II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)
1 - Chính tả (nghe–viết 15-20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài "Con chuồn chuồn nước" (SGK TV4 – T2 trang 127).
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Nguyễn Thế Hội
2. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 2
I/. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng:.... 3 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm.
(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập: .....7 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 6 | 8 | 10 |
Đáp án | A | D | B | A | A | B | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?
"Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa" (1đ)
Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?
"Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son" (1,5đ)
Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.
a) Buổi chiều, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)
b) Nắng phố huyện vàng hoe. (0,5đ)
II/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn (10 điểm)
1 - Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài "Con chuồn chuồn nước" (SGK TV4 – T2 trang 127).
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).
2. Viết đoạn, bài (khoảng 35-40 phút) (8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
1. Nội dung: (3,5 điểm).
a. Mở bài: (1 điểm).
Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).
b. Thân bài: (1,5 điểm).
- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông...(1 điểm).
- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ...(0,5 điểm).
* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.
c. Kết luận: (1 điểm)
- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.
2. Kỹ năng: (1,5 điểm)
3. Cảm xúc: (1 điểm)
4. Sáng tạo: (1 điểm)
5. Hình thức: (1 điểm).
- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).
- Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 3
A. Phần đọc
Đọc thành tiếng
Em hãy bốc thăm để chọn một trong bốn bài văn rồi đọc và trả lời câu hỏi:
Bài 1: Dù sao trái đất vẫn quay (trang 85)
Câu 1: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
Thời đó, người ta cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: Chính Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 2: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
Hai nhà bác học dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa Trời, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến bản thân. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
Bài 2: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (trang 114)
Câu hỏi: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Câu hỏi: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
Cạn thức cạn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.
Bài 3: Ăng-co Vát (trang 123)
Câu hỏi: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500m. Có 398 gian phòng.
Câu hỏi: Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
Bài 4: Con chuồn chuồn nước (trang 127)
Câu hỏi: Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Hai con mắt long lanh như thủy tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Câu hỏi: Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước; tả theo cánh bay của chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
Yêu cầu và cách cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 90 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1điểm)
2. Đọc thầm bài “Vương quốc vắng nụ cười”
Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường toàn gặp những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà… Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
Một năm trôi qua, thời hạn học đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:
- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.
Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:
- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.
Theo Trần Đức Tiến
Dựa vào nội dung bài tập đọc, hãy trả lời câu hỏi
Đánh dấu x vào trước những đáp án đúng
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán?
A. Mặt trời không muốn dậy;
B. Nhà vua vẫn còn tỉnh táo;
C. Hoa trong vườn chưa nở đã tàn;
D. Một viên thị về hớt hải chạy vào.
Câu 2. Vì sao cuộc sống ở đó lại buồn chán như thế?
A. Vì nhà vua rất độc ác;
B. Vì cư dân ở đó không ai biết cười;
C. Vì dân ở đó rất nghèo;
Câu 3. Vì sao nhà vua họp cả triều đình để cử người đi du học chỉ chuyên về môn cười?
A. Nhà vua là người vui tính;
B. Nhà vua thấy được nguy cơ của đất nước;
C. Nhà vua muốn đất nước có nhiều người tài giỏi.
Câu 4. Chi tiết nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về nói lên điều gì?
A. Vị đại thần cần được bảo vệ cẩn thận;
B. Mọi người vui vầy bên nhau;
C. Việc du học của vị đại thần rất quan trọng
Câu 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào
Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Tiếng cười rất cần trong cuộc sống
B. Cuộc sống thiếu tiếng cười thật buồn chán
C. Nên đi du học để có thêm kiến thức
D. Con người không chỉ cần có ăn mặc mà còn cần cả tiếng cười
Câu 6. Dựa vào nội dung bài, em hãy nêu 3 - 4 điều nguy hại nếu mọi người không ai biết cười.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 7. Em hãy nối nội dung miêu tả con vật tương ứng 3 phần của bài văn
Câu 8. Để bộc lộ cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, thán phục…..em dùng kiểu câu nào? Cho ví dụ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 9. Em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả các hoạt động trong giờ ra chơi, trong câu văn có trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
B. Phần viết
1. Chính tả:
Bài viết: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần. Nhưng trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
2. Tập làm văn
Đề thi: Hãy miêu tả một con vật mà em yêu thích.
Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.