Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 15 đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 năm 2024

Dưới đây là Top 15 Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Cánh Diều, Kết nối, Chân trời có đáp án chi tiết, giúp các em ôn tập, giúp các thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 4 sách mới.

I. Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ 4 sách Cánh Diều

1. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Chi tiết thuộc nhóm chi tiết trục là

A. trục thẳng dài.

B. vít nhỡ.

C. thanh chữ L.

D. thanh thẳng.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Bộ phận chính của cái đu không bao gồm chi tiết

A. tấm lớn.

B. thanh thẳng 11 lỗ.

C. trục quay.

D. thanh chữ L dài.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Bộ phận nào sau đây là bộ phận chính của robot?

A. Đầu robot.

B. Thanh ngang.

C. Tấm chữ U.

D. Vòng hãm.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Món đồ nào sau đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Chong chóng.

B. Đầu lân.

C. Diều giấy.

D. Robot.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Để làm chong chóng, em cần thực hiện bao nhiêu bước?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 8.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Cách cắt đoạn ống hút giấy khi làm đuôi đèn lồng là

A. cắt đoạn ống hút giấy dài bằng chiều cao của đèn lồng.

B. cắt đoạn ống hút giấy dài bằng đường kính trụ thân đèn lồng.

C. cắt đoạn giấy màu dài bằng chiều rộng của đèn lồng.

D. cắt đoạn thước kẻ dài bằng chiều dài của đèn lồng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy cho biết yêu cầu sản phẩm mô hình cái đu. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu các vật liệu và dụng cụ cần dùng để làm chong chóng. Em sử dụng vật liệu nào để làm cánh chong chóng, cho biết cách làm. (M2)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

A

D

B

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Câu 1

Câu 2:

- Vật liệu, dụng cụ dùng để làm chong chóng: giấy thủ công, băng dính giấy, hồ dán, ống hút giấy, que tre, com pa, thước kẻ, bút chì, kéo, bút màu. - Vật liệu, dụng cụ dùng để làm chong chóng: giấy thủ công, băng dính giấy, hồ dán, ống hút giấy, que tre, com pa, thước kẻ, bút chì, kéo, bút màu.

- Em sử dụng giấy thủ công làm cánh chong chóng theo các bước như sau: - Em sử dụng giấy thủ công làm cánh chong chóng theo các bước như sau:

+ Bước 1. Chọn giấy thủ công màu. Vẽ hình ô vuông có kích thước 16 cm x 16 cm. Cắt theo các cạnh được hình vuông.

+ Bước 2. Vẽ 2 đường thẳng AC và BD cắt nhau tại tâm O. Trên các đoạn OA, OB, OC, OD, dùng bút chì đánh dấu các điểm E, G, H, I cách tâm O khoảng 3 cm. Dùng kéo cắt theo các đoạn thẳng AE, BG, CH, DI.

Câu 1

+ Bước 3. Dùng bút chì đánh dấu chấm tại các góc tờ giấy.

+ Bước 4. Bôi hồ dán vào điểm đánh dấu. Gấp mép tờ giấy sao cho điểm đánh dấu dán trùng với tâm O.

+ Bước 5. Làm tương tự với các điểm đánh dấu còn lại của tờ giấy.

+ Bước 6. Chọn giấy thủ công khác màu, vẽ và cắt một hình tròn có bán kính 1 cm. Bôi hồ và dán hình tròn chồng lên vị trí điểm O.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 Cánh diều

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Bài 8: Giới thiệu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

1

1

0

1,0

Bài 9: Lắp mô hình cái đu

1

1

1

1

3,0

Bài 10: Lắp mô hình robot

1

1

0

1,0

Bài 11: Đồ chơi dân gian

1

1

0

1,0

Bài 12: Làm chong chóng

1

1

1

1

3,0

Bài 13: Làm đèn lồng

1

1

0

1,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

3

0

6

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

3,0

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0đ

40%

3,0đ

30%

3,0đ

30%

10,0

100%

10,0đ

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 Cánh diều

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

THỦ CÔNG KĨ THUẬT

6

2

1 . Giới thiệu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

Nhận biết

- Nêu được chi tiết nằm trong nhóm chi tiết trục.

1

C1

2. Lắp ghép mô hình cái đu

Nhận biết

- Nêu được cách lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu.

1

C1

Kết nối

- Xác định được bộ phận chính của mô hình cái đu.

1

C2

3. Lắp ghép mô hình robot

Vận dụng

- Xác định được chi tiết không dùng để lắp ghép tay robot.

1

C3

4. Đồ chơi dân gian

Vận dụng

- Xác định được món đồ không phải đồ chơi dân gian.

1

C4

5. Làm chong chóng

Nhận biết

- Nêu được đồ dùng để làm cánh chong chóng.

1

C5

Kết nối

- Nêu yêu cầu cần đạt khi làm chong chóng. Giải thích lí do cần phải có chốt chặn khi làm thân và trục quay cánh chong chóng.

1

C2

6. Làm đèn lồng

Vận dụng

- Xác định nội dung được mô tả trong hình.

1

C6

2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Chi tiết thuộc nhóm chi tiết trục là

A. trục thẳng ngắn.

B. vít dài.

C. vít ngắn.

D. thanh chữ U dài.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Bước đầu tiên của quy trình lắp ghép mô hình cái đu là

A. sử dụng tua-vít để giữ ốc.

B. lắp thanh đòn và ghế ngồi.

C. hoàn thiện mô hình.

D. lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Bộ phận nào sau đây là bộ phận chính của robot?

A. Thân robot.

B. Trục dài.

C. Tấm chữ L.

D. Đai ốc.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Món đồ nào sau đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Đèn ông sao.

B. Đầu lân.

C. Mặt nạ giấy bồi.

D. Mô hình máy bay.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Có thể dùng dụng cụ nào sau đây để trang trí chong chóng?

A. Thước kẻ.

B. Băng dính hai mặt.

C. Bút màu.

D. Cờ-lê.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Mục đích của việc dán ống hút vào bên trong, phía dưới đèn lồng là

A. tạo trục ngang giúp đèn lồng không bị gió thổi.

B. tạo trục giữa để buộc đuôi đèn lồng.

C. tăng tính chống nước của đèn lồng.

D. tăng khả năng đón ánh sáng của đèn lồng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các chi tiết, dụng cụ dùng để lắp ghép mô hình cái đu. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Em sử dụng dụng cụ chính nào để làm thân và trục quay cánh chong chóng? Hãy cho biết cách làm chi tiết này. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Cánh Diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ADADCB

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các chi tiết, dụng cụ dùng để lắp ghép mô hình cái đu: tấm lớn, tấm nhỏ, tấm 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ, thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, trục thẳng dài, thanh chữ L dài, vít ngắn, vít nhỡ, đai ốc, vòng hãm, cờ-lê, tua-vít.

Câu 2:

- Để làm thân và trục quay cánh chong chóng, dụng cụ chính em sử dụng: ống hút, que tre. - Để làm thân và trục quay cánh chong chóng, dụng cụ chính em sử dụng: ống hút, que tre.

- Các bước làm thân và trục quay cánh chong chóng: - Các bước làm thân và trục quay cánh chong chóng:

+ Bước 1. Dùng ống hút giấy để làm thân chong chóng. Dùng một ống hút giấy khác, cắt một đoạn dài khoảng 2 cm.

+ Bước 2. Dùng băng dính giấy dán cố định 2 đoạn ống hút.

+ Bước 3. Dùng đầu mũi com pa tạo lỗ qua vị trí điểm O. Dùng que tre làm trục quay cánh chong chóng. Dùng băng dính giấy dán quấn nhiều vòng ở một đầu que tre tạo chốt chặn. Luồn đầu còn lại của que tre vào lỗ đã tạo.

3. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Chi tiết thuộc nhóm chi tiết vòng hãm, ốc và vít là

A. đai ốc.

B. thanh thẳng 9 lỗ.

C. thanh chữ U.

D. thanh chữ L dài.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Bước thứ hai của quy trình lắp ghép mô hình cái đu là

A. lắp chân đế.

B. hoàn thiện mô hình.

C. lắp ghép bộ phận ghế cái đu.

D. lắp ốc cho cái đu.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Bộ phận nào sau đây là bộ phận chính của robot?

A. Tay robot.

B. Tấm nhỏ.

C. Tấm tam giác.

D. Bánh xe.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Món đồ nào sau đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Đèn ông sao.

B. Đèn lồng.

C. Tò he.

D. Mô hình ô tô.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để làm thân chong chóng?

A. Băng dính hai mặt.

B. Băng keo cá nhân.

C. Ống hút.

D. Dây điện.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Mục đích của việc cắt hình chữ nhật nhỏ, dán hai cạnh ngắn của hình vào phía trong trụ thân đèn lồng (hình dưới) là

Công nghệ 4

A. giúp hai đầu của đèn lồng trở nên cân đối.

B. làm tay cầm.

C. gắn đai ốc.

D. tăng khả năng chiếu sáng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các bước lắp ghép bộ phận ghế cái đu. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết cách lắp ghép các bộ phận để tạo thành chong chóng. Sau khi lắp ghép xong, em làm thế nào để kiểm tra hoạt động của chong chóng? (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Cánh Diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ACADCB

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các bước lắp ghép bộ phận ghế cái đu:

Bước 1. Lắp ghép thành sau của ghế ngồi.

Bước 2. Sử dụng tấm nhỏ làm mặt ghế ngồi. Lắp ghép thành sau và tay cầm với mặt ghế ngồi.

Bước 3. Lắp trục vào tay cầm.

Bước 4. Lắp cặp móc treo vào trục để được ghế cái đu.

Câu 2:

- Cách lắp ghép các bộ phận để tạo thành chong chóng: - Cách lắp ghép các bộ phận để tạo thành chong chóng:

+ Luồn trục quay vào đoạn ống hút ngắn của thân chong chóng. + Luồn trục quay vào đoạn ống hút ngắn của thân chong chóng.

+ Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng vào đầu phần còn lại của trục quay để tạo chốt chặn. + Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng vào đầu phần còn lại của trục quay để tạo chốt chặn.

Để kiểm tra xem chong chóng có hoạt động hay không, em thổi vào cánh của chong chóng, quan sát cánh chuyển động. - Để kiểm tra xem chong chóng có hoạt động hay không, em thổi vào cánh của chong chóng, quan sát cánh chuyển động.

4. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Chi tiết thuộc nhóm chi tiết trục là

A. trục quay.

B. vít dài.

C. thanh chữ U.

D. thanh thẳng.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Bộ phận chính của mô hình cái đu là

A. thành cái đu.

B. ghế cái đu.

C. thanh chắn.

D. hàng rào.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Tay robot không được lắp ghép từ

A. thanh chữ L dài.

B. thanh chữ L ngắn.

C. thanh thẳng 3 lỗ.

D. bánh xe.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Món đồ nào sau đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Đầu lân.

B. Mặt nạ giấy bồi.

C. Cào cào lá dứa.

D. Mô hình cần cẩu.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Để làm cánh chong chóng, em sử dụng

A. bút màu.

B. thước kẻ.

C. giấy thủ công màu.

D. ống hút.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Hình vẽ sau mô tả nội dung nào khi làm đèn lồng?

Hình vẽ sau mô tả nội dung nào khi làm đèn lồng?

A. Làm tay cầm đèn lồng.

B. Làm đuôi đèn lồng.

C. Làm thân đèn lồng.

D. Ghép các bộ phận của đèn lồng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các bước lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết các yêu cầu cần đạt khi làm chong chóng. Giải thích tại sao cần phải làm chốt chặn khi làm thân và trục quay cánh chong chóng. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Cánh Diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ABDDCB

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các bước lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu:

Bước 1. Lắp ghép chân đỡ.

Bước 2. Lắp ghép thanh đỡ ngang.

Bước 3. Lắp ghép thành giằng để được giá đỡ cái đu.

Câu 2:

- Các yêu cầu cần đạt khi làm chong chóng:

+ Đầy đủ các bộ phận.

+ Chắc chắn, cân đối.

+ Cánh quay đều.

+ Trang trí đẹp. .

- Ta cần phải làm chốt chặn để tránh khi quay, cánh chong chóng bị rời ra khỏi trục quay.

5. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Chi tiết thuộc nhóm chi tiết vòng hãm, ốc và vít là

A. vít ngắn.

B. trục quay.

C. thanh chữ U.

D. trục thẳng dài.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Bước cuối cùng của quy trình lắp ghép mô hình cái đu là

A. lắp chân cầu.

B. lắp dây xích.

C. lắp thanh đòn và ghế ngồi.

D. kiểm tra mô hình lắp ghép.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Bộ phận nào sau đây là bộ phận chính của robot?

A. Chân robot.

B. Bánh đai.

C. Cờ-lê.

D. Tấm 2 lỗ.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Món đồ nào sau đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Chong chóng.

B. Đèn lồng.

C. Cào cào lá dừa.

D. Xe máy.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Để làm trục quay cho chong chóng, em sử dụng

A. com-pa.

B. kéo.

C. que tre.

D. giấy màu.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Chức năng của chi tiết trong hình dưới đây khi làm đèn lồng là

Chức năng của chi tiết trong hình dưới đây khi làm đèn lồng là

A. làm đuôi đèn lồng.

B. làm trụ thân đèn lồng.

C. làm tay cầm.

D. làm trục giữa đèn lồng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu cách lắp ghép các bộ phận cái đu và cho biết yêu cầu sản phẩm. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết ít nhất 3 cách làm chong chóng quay. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Cánh Diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ADADCB

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

- Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình cái đu: Lắp ghép ghế cái đu và giá đỡ cái đu lại với nhau để được mô hình cái đu hoàn thiện. - Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình cái đu: Lắp ghép ghế cái đu và giá đỡ cái đu lại với nhau để được mô hình cái đu hoàn thiện.

- Yêu cầu sản phẩm: - Yêu cầu sản phẩm:

+ Lắp ghép đầy đủ, đúng các chi tiết. + Lắp ghép đầy đủ, đúng các chi tiết.

+ Mối ghép giữa các chi tiết chắc chắn. + Mối ghép giữa các chi tiết chắc chắn.

+ Ghế cái đu chuyển động được. + Ghế cái đu chuyển động được.

Câu 2:

Có thể làm chong chóng quay bằng các cách:

- Thổi vào cánh của chong chóng. - Thổi vào cánh của chong chóng.

- Để mặt trước của chong chóng về phía trước cái quạt đang bật. - Để mặt trước của chong chóng về phía trước cái quạt đang bật.

- Cầm chong chóng và chạy ngược chiều gió. - Cầm chong chóng và chạy ngược chiều gió.

Tham khảo chi tiết:

II. Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ 4 sách Kết nối

1. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 1

Trường Tiểu học...............
Họ và tên: ….....................
Lớp: 4…..

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC...
Môn: CÔNG NGHỆ – Lớp 4
Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)

Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 3)

Câu 1 (0,5 điểm) Khi bị thiếu nước, cây sẽ có biểu hiện nào sau đây?

A. Ra hoa nhiều hơn

B. Bị cháy lá

C. Bị vàng lá

D. Bị héo

Câu 2 (0,5 điểm) Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm:

A. 34 chi tiết, chia làm 3 nhóm

B. 35 chi tiết, chia làm 4 nhóm

C. 36 chi tiết, chia làm 5 nhóm

D. 37 chi tiết, chia làm 6 nhóm

Câu 3 (0,5 điểm) Bước đầu tiên của quy trình lắp ghép mô hình rô-bốt là gì?

A. Lắp đầu rô-bốt

B. Lắp chân rô-bốt

C. Lắp thân rô-bốt

D. Hoàn thiện mô hình

Câu 4 (2 điểm) Nối hình ảnh các trò chơi dân gian với tên gọi bên dưới (trống cầm tay, mặt nạ giấy, tò he, chiếc đèn ông sao) cho phù hợp:

Câu 4

Câu 5 (1,0 điểm) Điền Đ vào ô trống ( ☐ ) sau ý trả lời đúng, S vào ô trống ( ☐ ) sau s trả lời sai:

Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu, em cần biết:

1. Khi thừa ánh sáng, màu sắc của lá cây vẫn không thay đổi. ☐

2. Mỗi loài cây, ta cần tưới nước định kì phù hợp. ☐

3. Ta không được cắt tỉa cành vì làm cây chậm phát triển. ☐

4. Ốc sên là loài vật phá hoại cây trồng cần tiêu diệt. ☐

Câu 6 (0,5 điểm) Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:

Đồ chơi dân gian có nhiều loại, được làm ……………….…..…. từ những chất liệu có sẵn trong ……………….………. và đời sống của con người.

Câu 7 (1,0 điểm) Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp các bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu:

Câu 7

Câu 8 (1,0 điểm) Lồng đèn ông sao năm cánh có ý nghĩa gì đối với nền văn hóa của Việt Nam?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm) Hãy nêu một số ứng dụng của rô-bốt thông minh trong cuộc sống hiện đại.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Câu 10 (2 điểm) Em hãy lắp ghép mô hình bập bênh.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ 4 Kết nối tri thức

Câu 1, 2, 3 (1,5 điểm):

Câu

1

2

3

Đáp án

D

B

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

Câu 4 (2,0 điểm) Nối mỗi hình ảnh với đúng tên gọi trò chơi dân gian được 0,5 điểm. Cách nối như sau:

Câu 4

Câu 5 (1,0 điểm) Điền đúng chữ cái Đ hoặc S vào mỗi ô trống được 0,25 điểm

Nội dung điền như sau: 1. S , 2. Đ , 3. S , 4. Đ

Câu 6 (0,5 điểm) Điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Thứ tự hai từ điền vào các chỗ chấm là: thủ công, tự nhiên.

Câu 7 (1,0 điểm) Nối đúng thứ tự mỗi bước trồng hoa, cây cảnh trong chậu được 0,2 điểm. Các bước thực hiện như sau

Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ - Bước 1 ; Cho giá thể vào chậu - Bước 3

Đậy bớt lỗ thoát nước - Bước 2 ; Trồng cây - Bước 4

Tưới nước - Bước 5

Câu 8 (1,0 điểm) Nội dung trả lời cà cách tính điểm như sau:

Lồng đèn ông sao năm cánh có ý nghĩa đối với nền văn hóa của Việt Nam là: Hình ảnh ngôi sao năm cánh tượng trưng cho ngũ hành(0,5 điểm), cầu bình an và may mắn (0,5 điểm).

Câu 9 (1,0 điểm) HS nêu được ít nhất 4 ý đúng đạt 1 điểm - mỗi ý được 0,25 điểm. Những ứng dụng của rô-bốt trong cuộc sống hiện đại là: Dọn dẹp nhà cửa, điều khiển máy móc, chăm sóc người bệnh, thu hoạch hoa quả, …

Câu 10 (2,0 điểm) (Thời gian làm bài 20 phút)

Tính điểm như sau:

- Đủ các bộ phận (0,5 điểm)

- Hoàn thiện mô hình bập bênh Mối ghép đúng và vị trí chắc chắn (1 điểm)

- Trang trí đẹp (0,5 điểm)

* Nếu học sinh lắp hoàn thiện mô hình bập bênh theo ý tưởng của em giáo viên ghi điểm tối đa.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ 4 Kết nối tri thức

Chủ đề/ Mạch nội dung

Số câu/

Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Công nghệ và đời sống

Số câu

2

1

3

Câu số

1, 7

5

Số điểm

1,5

1

2,5

Thủ công kĩ thuật

Số câu

2

2

2

1

4

3

Câu số

3, 4

2, 6

8, 9

10

Số điểm

2,5

1

2,0

2,0

3,5

4,0

Tổng

Số câu

4

3

2

1

6

3

Số điểm

4,0

4,0

2,0

6,0

4,0

2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất

Nhóm chi tiết kết nối trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật bao gồm:

A. Trục quay, trục thẳng dài, trục thẳng ngắn 1, trục thẳng ngắn 2, vít ngắn, vít nhỡ, đai ốc, vòng hãm.

B. Bánh xe, bánh đai, đai truyền, dây sợi.

C. Tua-vít, cờ-lê, hộp đựng ốc-vít.

D. Dây sợi, hộp đựng ốc-vít, đai ốc, vòng hãm.

Câu 2 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất

Các bộ phận chính của mô hình bập bênh là:

A. Chân đế, trục quay.

B. Trục quay, thanh đòn.

C. Ghế ngồi, chân đế, trục quay.

D. Chân đế, trục quay, thanh đòn và ghế ngồi.

Câu 3 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất

Bước 2 trong quy trong quy trình lắp ghép mô hình robot là:

A. Lắp đầu robot.

B. Lắp thân robot.

C. Lắp chân robot.

D. Hoàn thiện mô hình.

Câu 4 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất

Điểm khác nhau giữa đồ chơi dân gian và đồ chơi hiện đại là:

A. Đồ chơi dân gian có tích hợp các tính năng thông minh dưới sự hỗ trợ của khoa học công nghệ.

B. Đồ chơi dân gian cần sự tập trung cao độ để suy nghĩ, thực hiện các thao tác trên trò chơi hay giải 1 câu đố.

C. Đồ chơi dân gian có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, sử dụng mọi lúc mọi nơi.

D. Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ tìm kiếm, gần gũi.

Câu 5 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất

Để hoàn thiện sản phẩm đèn lồng, em cần:

A. Gắn quai xách vào phần trên của lồng đèn cho cân đối.

B. Dùng bút màu, giấy màu trang trí đèn lồng. Kiểm tra độ chắc chắn của đèn lồng.

C. Dùng băng dính hai mặt dán hai tờ giấy bìa màu tạo thành đèn lồng.

D. Thu dọn và vệ sinh chỗ học tập sau khi làm sản phẩm.

Câu 6 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất

Yêu cầu đối với sản phẩm chuồn chuồn thăng bằng sau khi hoàn thiện là:

A. Đủ các bộ phận, thăng bằng được.

B. Trang trí đẹp mắt.

C. Đủ các bộ phận, các bộ phận gắn kết chắc chắn, thăng bằng được, trang trí đẹp mắt.

D. Các bộ phận đầy đủ, gắn kết chắc chắn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các bộ phận chính và các bước lắp ghép mô hình robot.

Câu 2 (2,0 điểm). Kể tên một số đồ chơi dân gian và cách sử dụng đồ chơi dân gian.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Kết nối tri thức - Đề 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ADBDBC

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các bộ phận chính và các bước lắp ghép mô hình robot:

- Các bộ phận chính: đầu robot, thân robot, chân robot.

- Các bước lắp ghép mô hình robot:

+ Bước 1: lắp đầu robot.

+ Bước 2: lắp thân robot.

+ Bước 3: lắp chân robot.

+ Bước 4: hoàn thiện sản phẩm.

Câu 2:

Tên một số đồ chơi dân gian và cách sử dụng đồ chơi dân gian:

- Tên đồ chơi dân gian: tò he, quả còn, con cù quay, đèn ông sao, đầu sư tử,…

- Cách sử dụng đồ chơi dân gian:

+ Lựa chọn đồ chơi dân gian an toàn, phù hợp với lứa tuổi.

+ Khi chơi xong, cần sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.

3. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Dụng cụ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm:

A. Cờ-lê, tua-vít.

B. Bánh xe, dây sợi.

C. Kéo, băng dính hai mặt.

D. Đai ốc, trục quay.

Câu 2 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Yêu cầu đối với sản phẩm lắp ghép mô hình bập bênh sau khi đã hoàn thiện là:

A. Đủ các bộ phận chính: trục quay, thanh đòn và ghế ngồi.

B. Mối ghép đúng vị trí, có thể lỏng lẻo hoặc chắc chắn tùy vào sở thích của người sử dụng.

C. Đủ 35 chi tiết, chia thành 4 nhóm

D. Thanh đòn và ghế ngồi quay được quanh trục.

Câu 3 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M2)

Nội dung của bước 1 (lắp đầu robot) trong lắp ghép mô hình robot là:

A. Dùng một thanh chữ U dài, một tấm 3 lỗ, hai bánh đai, ba thanh thẳng 5 lỗ, ba bộ vít ngắn, hai bộ vít dài và đai ốc.

B. Dùng tấm lớn, bốn thanh chữ U dài, hai thanh chữ L dài, một tấm 2 lỗ, 10 bộ vít ngắn và đai ốc.

C. Dùng bốn bánh xe, hai trục thẳng dài, một tấm nhỏ và tám võng hãm.

D. Dùng bốn bộ vít ngắn và đai ốc lắp ghép các bộ phận.

Câu 4 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Đồ chơi dân gian là loại đồ chơi:

A. Được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi, có sẵn trong tự nhiên và đời sống con người: mây, tre nứa, giấy, bột gạo,…

B. Do thợ thủ công làm ra.

C. Quen thuộc với thế hệ trước.

D. Không thú vị, hấp dẫn bằng đồ chơi hiện đại.

Câu 5 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Lồng đèn của chiếc đèn lồng sau khi hoàn thiện, cần đạt được yêu cầu gì?

A. Màu sắc nổi bật.

B. Tròn đều, cân đối.

C. Trang trí hài hòa.

D. Có nhiều đường cắt song song.

Câu 6 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Vật liệu, dụng cụ cần có để làm chuồn chuồn thăng bằng là:

A. Giấy bìa, đất nặn.

B. Dập ghim, kéo, thước kẻ.

C. Bút chì, bút màu, com-pa.

D. Dập ghim, kéo, thước kẻ, bút chì, bút màu, com-pa, giấy bìa, đất nặn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các bộ phận chính và các bước lắp ghép mô hình bập bênh. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm của sản phẩm thủ công chuồn chuồn thăng bằng. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Kết nối tri thức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ADBABD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các bộ phận chính và các bước lắp ghép mô hình bập bênh:

- Các bộ phận chính: chân đế, trục quay, thanh đòn và ghế ngồi.

- Các bước lắp ghép mô hình bập bênh:

+ Bước 1: Lắp chân đế.

+ Bước 2: Lắp thanh đòn và ghế ngồi.

+ Bước 3: Hoàn thiện mô hình.

Câu 2:

Đặc điểm của sản phẩm thủ công chuồn chuồn thăng bằng:

- Có 2 bộ phận chính: cánh, thân.

- Có thể bám được vào bất kỳ đâu. Khi đặt phần đầu của chuồn chuồn tre lên chỉ một điểm tựa duy nhất mà sản phẩm không bị rơi, tuột ra khỏi điểm tựa.

- Được làm từ tre, họa tiết sơn dầu với các họa tiết phong phú, trang trí đặc sắc.

- Là vật lưu niệm quen thuộc, có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

4. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm bao nhiêu chi tiết?

A. 31

B. 33

C. 35

D. 37

Câu 2 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M2)

Bước 2 trong quy trình lắp ghép mô hình bập bênh là:

A. Lắp chân đế.

B. Kiểm tra, điều chỉnh các dụng cụ lắp ghép.

C. Lắp thanh đòn và ghế ngồi.

D. Kiểm tra các mối ghép đúng vị trí.

Câu 3 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Mô hình robot có mấy bộ phận chính?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 4 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Đồ chơi dân gian Việt Nam thể hiện điều gì?

A. Sự phát triển của đồ chơi qua các thế hệ.

B. Chất liệu sẵn có trong tự nhiên để làm đồ chơi vô cùng phong phú.

C. Sự khéo léo, sáng tạo và nét đẹp văn hóa của người Việt.

D. Tình cảm yêu thích đồ chơi dân gian của trẻ em.

Câu 5 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Khi làm đèn lồng, em cần lưu ý điều gì?

A. Sử dụng dụng cụ lắp ghép đúng cách.

B. Lựa chọn vật liệu, dụng cụ với số lượng càng nhiều sản phẩm lồng đền sẽ càng đẹp mắt.

C. Sử dụng dụng cụ lắp ghép an toàn.

D. Sử dụng kéo an toàn, tiết kiệm vật liệu và thu dọn và vệ sinh chỗ học tập sau khi làm xong sản phẩm.

Câu 6 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Đâu là nội dung của bước làm thân chuồn chuồn?

A. Từ tấm bìa hình chữ nhật lớn, đo, vẽ, cắt cánh chuồn chuồn theo các kích thước quy định

B. Đo, vẽ hình thân chuồn chuồn trên tấm bìa hình chữ nhật nhỏ theo kích thước quy định và cắt.

C. Tô màu, trang trí.

D. Dùng dập ghim (hoặc keo dán) gắn thân chuồn chuồn vào giữa hai cánh chuồn chuồn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Kể tên một số loại đồ chơi dân gian mà em biết và các loại vật liệu thường được dùng để làm đồ chơi dân gian. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Trong các bước làm chuồn chuồn thăng bằng, bước nào khó nhất?Cần lưu ý gì khi làm chuồn chuồn thăng bằng? (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Kết nối tri thức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
CCACDB

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Tên một số loại đồ chơi dân gian và các loại vật liệu thường được dùng để làm đồ chơi dân gian:

- Tên các loại đồ chơi dân gian: tò he, quả còn, con cù quay, đèn ông sao, đầu sư tử,…

- Các loại vật liệu thường được dùng để làm đồ chơi dân gian: mây, tre, nứa, giấy, kéo, giấy màu, bút màu,…

Câu 2:

- Bước khó nhất khi làm chuồn thăng bằng: bước 4 – làm thân chuồn chuồn. Phải đảm bảo để cánh chuồn chuồn thăng bằng được.

- Lưu ý khi làm chuồn chuồn thăng bằng: Khi gắn đất nặn vào hai đầu cánh phải lấy lượng đất nặn bằng nhau.

5. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M2)

Nhóm chi tiết chuyển động của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm:

A. Tua-vít, cờ-lê, hộp đựng ốc vít.

B. Trục quay, trục thẳng dài, vít, đai ốc, vòng hãm.

C. Bánh xe, bánh đai, đai truyền, dây sợ.

D. Thanh thẳng, thanh móc, thanh chữ U, thanh chữ L.

Câu 2 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Mô hình bập bênh gồm mấy bộ phận chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Một trong các yêu cầu đối với sản phẩm lắp ghép mô hình robot sau khi đã hoàn thiện là:

A. Đủ các bộ phận chính: thân robot và chân robot.

B. Mối ghép đúng vị trí, có thể lỏng lẻo hoặc chắc chắn tùy vào sở thích của người sử dụng.

C. Đủ 35 chi tiết, chia thành 4 nhóm.

D. Chân robot chuyển động được.

Câu 4 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Tò he, quả còn, con cù quay, đèn ông sao, đầu sư tử,…được gọi chung là đồ chơi gì?

A. Đồ chơi hiện đại.

B. Đồ chơi dân gian.

C. Đồ chơi công nghệ.

D. Đồ chơi công nghiệp.

Câu 5 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Sau khi hoàn thiện sản phẩm đèn lồng, em cần lưu ý điều gì?

A. Sử dụng tiết kiệm vật liệu, dùng kéo an toàn, vệ sinh chỗ học tập.

B. Sử dụng các loại băng dính, bút màu, giấy bìa khác nhau.

C. Lựa chọn càng nhiều vật liệu, dụng cụ càng tốt.

D. Gắn quai xách vào phần trên của lồng đèn cho cân đối.

Câu 6 (1,0 điểm). Khoanh vào câu đúng nhất (M3)

Nội dung của bước hoàn thiện sản phẩm trong quy trình làm chuồn chuồn thăng bằng là:

A. Đo hình thân chuồn chuồn trên tấm bìa hình chữ nhật nhỏ theo kích thước quy định và cắt để tạo thân chuồn chuồn.

B. Tô màu, trang trí cánh và thân chuồn chuồn.

C. Thu dọn và vệ sinh chỗ làm sau khi hoàn thiện sản phẩm

D. Dùng đất nặn gắn vào hai đầu cánh sao cho chuồn chuồn thăng bằng được.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Mô tả các bước làm chuồn chuồn thăng bằng. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Phân biệt điểm khác nhau giữa đồ chơi dân gian và đồ chơi hiện đại. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Kết nối tri thức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
CBDBAD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Mô tả các bước làm chuồn chuồn thăng bằng:

- Bước 1: Làm cánh chuồn chuồn

Từ tấm bìa hình chữ nhật lớn, đo, vẽ và cắt cánh chuồn chuồn theo các kích thước quy định.

- Bước 2: Làm thân chuồn chuồn

Đo, vẽ hình thân chuồn chuồn trên tấm bìa hình chữ nhật nhỏ theo kích thước quy định và cắt.

- Bước 3: Trang trí sản phẩm

Tô màu, trang trí cánh và thân chuồn chuồn.

- Bước 4: Thân chuồn chuồn

+ Dùng dập ghim (hoặc keo dán) gắn thân chuồn chuồn vào giữa hai cánh chuồn chuồn.

+ Dùng đất nặn gắn vào hai đầu cánh sao cho chuồn chuồn thăng bằng được.

Câu 2:

Điểm khác nhau giữa đồ chơi dân gian và đồ chơi hiện đại:

- Đồ chơi dân gian:

+ Được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.

+ Là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

+ Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.

+ ……

- Đồ chơi hiện đại:

+ Đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chủng loại, kiểu dáng.

+ Sử dụng công nghệ.

+ …..

III. Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ 4 sách Chân trời

1. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Hãy cho biết, đâu là chi tiết tấm chữ L?

Câu 1

Câu 2. Yêu cầu đối với sản phẩm mô hình cầu vượt là:

A. Đầy đủ bộ phận

B. Mối ghép đúng vị trí

C. Mối ghép chắc chắn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Đây là đồ chơi dân gian nào?

Câu 3

A. Mặt nạ giấy bồi

B. Trống cơm

C. Con lân

D. Chong chóng

Câu 4. “Bảo quản diều cẩn thận” thuộc bước nào của quy trình thả diều?

A. Chuẩn bị

B. Bắt gió cho diều

C. Thả diều

D. Thu diều và bảo quản diều

Câu 5. Bước 2 của quy trình làm diều là:

A. Chuẩn bị

B. Làm thân diều

C. Làm đuôi diều

D. Gắn dây cho diều

Câu 6. Cánh diều có kích thước là:

A. 30 cm × 30 cm

B. 2 cm × 25 cm

C. 2 cm × 40 cm

D. 3 cm × 60 cm

Câu 7. “Gắn dây cho diều” thuộc bước thứ mấy của quy trình làm diều?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 8 (1 điểm). Em hãy sắp xếp các hình dưới đây theo đúng thứ tự các bước lắp ghép mô hình cầu vượt.

Câu 8

Câu 9 (1 điểm). Em hãy trình bày nội dung thu diều và bảo quản diều của quy trình thả diều?

Câu 10 (1 điểm). Em hãy trình bày nội dung của bước làm thân diều?

Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

D

A

C

B

B

D

II. Phần tự luận

Câu 8.

Thứ tự các bước lắp ghép mô hình cầu vượt là:

- Bước 1: Hình a

- Bước 2: Hình c

- Bước 3: Hình b

Câu 9.

Nội dung thu diều và bảo quản diều của quy trình thả diều là:

- Cuộn dây diều lại từ từ, kết hợp đi về phía diều cho đến khi diều hạ cánh an toàn.

- Bảo quản diều cẩn thận.

Câu 10.

Nội dung của bước làm thân diều là:

- Dán thanh tre dài 45cm bằng băng dính theo đường chéo của tờ giấy màu có kích thước 30cm × 30cm để tạo xương sống diều.

- Dùng dây buộc vào hai đầu thanh tre dưới 50cm tạo hình cánh cung.

- Dán hình cánh cung lên xương sống diều bằng băng dính.

2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Nhóm chi tiết thanh thẳng gồm bao nhiêu loại?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Đây là chi tiết gì?

Đề thi học kì 2 Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo

A. Thanh chữ U.

B. Thanh chữ L.

C. Thanh 9 lỗ.

D. Thanh lỗ dọc.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Đâu không phải cách bắt gió cho diều?

A. Chạy về phía trước khoảng 20 m theo hướng ngược chiều gió.

B. Khi diều gặp gió phải thả dây diều thật nhanh.

C. Thả diều ra khi diều đã gặp được gió.

D. Cầm dây giật và điều chỉnh cho diều ổn định.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Cách tháo vít là

A. đặt cờ - lê vào tua vít.

B. giữ chặt tua vít.

C. đặt tua – vít vào vít rồi vặn ngược chiều kim đồng hồ.

D. đặt tua – vít vào vít rồi vặn cùng chiều kim đồng hồ.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Đồ vật nào dưới đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Con lân.

B. Con diều.

C. Chong chóng.

D. Robot.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Ý nghĩa của diều giấy tại Việt Nam là

A. dùng để thắp sáng và trang trí.

B. mang làn gió đến với người dân Việt Nam.

C. mang lại sự ấm no với mọi nhà.

D. nhớ về những khoảnh khắc yên bình trong gió lộng mát lành.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các bước lắp ghép mô hình cầu vượt. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết các bước cần thực hiện khi làm diều giấy. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
BCBCDD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các bước lắp ghép mô hình cầu vượt:

+ Bước 1: Lắp ghép chân cầu.

+ Bước 2: Lắp ghép mặt cầu và thành cầu.

+ Bước 3: Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình.

Câu 2:

Các bước cần thực hiện khi làm diều giấy:

Bước 1. Chuẩn bị.

Bước 2. Làm thân diều.

Bước 3. Làm đuôi diều.

Bước 4. Gắn dây cho diều.

Bước 5: Trang trí và kiểm tra sản phẩm

3. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có bao nhiêu nhóm chi tiết?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Đây là bước thứ mấy của quy trình lắp ghép mô hình cầu vượt?

Công nghệ lớp 4

A. Bước 1.

B. Bước 2.

C. Bước 3.

D. Bước 4.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Đâu không phải là ý nghĩa của đồ chơi dân gian?

A. Thể hiện sự phát triển kinh tế.

B. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người dân Việt Nam.

C. Tượng trưng cho sự bình an, may mắn.

D. Nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Bánh xe thuộc nhóm chi tiết nào?

A. Nhóm chi tiết thanh thẳng.

B. Nhóm chi tiết thanh chữ U và chữ L.

C. Nhóm chi tiết bánh xe, bánh đai và chi tiết khác.

D. Nhóm chi tiết trục.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Đồ vật nào dưới đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Mặt nạ giấy bồi.

B. Xe máy mô hình.

C. Chong chóng.

D. Đèn ông sao.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Diều giấy đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

A. Tăng cường trí nhớ.

B. Nâng cao chỉ số thông minh.

C. Tăng tuổi thọ.

D. Cho chúng ta hiểu rằng gió có thể làm cho diều bay.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các việc cần làm sau khi lắp ghép chân cầu vượt. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết cách làm đuôi diều. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ACACBD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các việc cần làm sau khi lắp ghép chân cầu vượt:

- Lắp ghép mặt cầu và thành cầu: Lắp ghép hai tấm 25 lỗ vào tấm lớn để làm mặt cầu và thành cầu. - Lắp ghép mặt cầu và thành cầu: Lắp ghép hai tấm 25 lỗ vào tấm lớn để làm mặt cầu và thành cầu.

- Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình: - Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình:

+ Lắp ghép hai chân cầu và mặt cầu để hoàn chỉnh mô hình cầu vượt. + Lắp ghép hai chân cầu và mặt cầu để hoàn chỉnh mô hình cầu vượt.

+ Kiểm tra mô hình. + Kiểm tra mô hình.

Câu 2:

Cách làm đuôi diều:

- Dán hình chữ nhật có kích thước 3 cm x 60 cm và hai hình chữ nhật có kích thước 2 cm x 40 cm vào cuối xương sống diều để tạo thành đuôi diều. - Dán hình chữ nhật có kích thước 3 cm x 60 cm và hai hình chữ nhật có kích thước 2 cm x 40 cm vào cuối xương sống diều để tạo thành đuôi diều.

-Dán lần lượt hai hình chữ nhật có kích thước 2 cm x 25 cm để làm cánh diều. - Dán lần lượt hai hình chữ nhật có kích thước 2 cm x 25 cm để làm cánh diều.

4. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Có bao nhiêu trục quay trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?

A. 6.

B. 2.

C. 1.

D. 10.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Đây là bước thứ mấy của quy trình lắp ghép mô hình cầu vượt?

Công nghệ 4

A. Bước 1.

B. Bước 2.

C. Bước 3.

D. Bước 4.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. Mọi người đều có thể làm đồ chơi dân gian.

B. Chỉ thợ thủ công mới có khả năng làm đồ chơi dân gian.

C. Đồ chơi dân gian là thứ đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

D. Vật liệu làm đồ chơi dân gian có thể là tre, giấy, đất nung,….

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Dụng cụ nào dưới đây không thể lắp hoặc tháo mối ghép chi tiết?

A. Dây sợi.

B. Tua – vít.

C. Cờ - lê.

D. Đai ốc.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Đồ vật nào dưới đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Con rối gỗ.

B. Con diều.

C. Ô tô mô hình.

D. Đèn ông sao.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Diều giấy không đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

A. Cho chúng ta hiểu rằng gió có thể làm cho diều bay.

B. Giải trí và giữ được nét văn hoá của dân tộc.

C. Rèn luyện sự khéo tay.

D. Thúc đẩy phát triển kinh tế.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các việc cần làm khi lắp ghép chân cầu vượt. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết cách làm thân diều. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
CABACD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các việc cần làm khi lắp ghép chân cầu vượt:

- Lắp bốn thanh thẳng 9 lỗ với bốn thanh chữ L ngắn để tạo thành bốn trụ chân cầu vượt. - Lắp bốn thanh thẳng 9 lỗ với bốn thanh chữ L ngắn để tạo thành bốn trụ chân cầu vượt.

- Lắp ghép ba thanh chữ U dài với hai trụ chân cầu vượt, khoảng cách mỗi thanh là ba lỗ để được một chân cầu vượt. - Lắp ghép ba thanh chữ U dài với hai trụ chân cầu vượt, khoảng cách mỗi thanh là ba lỗ để được một chân cầu vượt.

- Lắp ghép tương tự để được chân cầu vượt thứ hai - Lắp ghép tương tự để được chân cầu vượt thứ hai

Câu 2:

Cách làm thân diều:

- Dán thanh tre dài 45 cm bằng băng dính theo đường chéo của tờ giấy màu có kích thước 30 cm x 30 cm để tạo xương sống diều. - Dán thanh tre dài 45 cm bằng băng dính theo đường chéo của tờ giấy màu có kích thước 30 cm x 30 cm để tạo xương sống diều.

- Dùng dây buộc vào hai đầu thanh tre dài 50 cm tạo hình cánh cung. - Dùng dây buộc vào hai đầu thanh tre dài 50 cm tạo hình cánh cung.

- Dán hình cánh cung lên xương sống diều bằng băng dính - Dán hình cánh cung lên xương sống diều bằng băng dính

5. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 - Đề 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1 (1,0 điểm). (M1) Có mấy loại vít trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2 (1,0 điểm). (M2) Hình ảnh sau là bước

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Chân trời sáng tạo Đề 5

A. lắp chân cầu.

B. lắp thành cầu.

C. lắp mặt cầu.

D. lắp mặt cầu và thành cầu.

Câu 3 (1,0 điểm). (M3) Đồ chơi dân gian nào dưới đây được làm từ bột gạo?

A. Tò he.

B. Đầu sư tử.

C. Chong chóng.

D. Đèn lồng.

Câu 4 (1,0 điểm). (M3) Tấm lớn thuộc nhóm chi tiết nào?

A. Nhóm chi tiết thanh thẳng.

B. Nhóm chi tiết thanh chữ U và chữ L.

C. Nhóm chi tiết trục.

D. Nhóm chi tiết dạng tấm.

Câu 5 (1,0 điểm). (M1) Đồ vật nào dưới đây không phải đồ chơi dân gian?

A. Trống cơm.

B. Búp bê.

C. Chong chóng.

D. Đèn ông sao.

Câu 6 (1,0 điểm). (M3) Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Khi làm diều giấy, em cần chọn _______ thân thiện với môi trường như giấy thủ công, giấy báo, thanh tre, dây dù,…”.

A. Vật dụng.

B. Cách làm.

C. Dụng cụ.

D. Vật liệu.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các chi tiết và dụng cụ sử dụng để lắp ghép mô hình cầu vượt. (M1)

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy cho biết yêu cầu cần đạt khi làm diều giấy. (M2)

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 4 sách Chân trời sáng tạo Đề 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
BDADBD

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Các chi tiết và dụng cụ lắp ráp mô hình cầu vượt:

1. Cờ lê. 2. Tua – vít.

3. Tấm lớn. 4. Thanh 25 lỗ.

5. Thanh thẳng 9 lỗ. 6. Thanh chữ U dài.

7. Thanh chữ L ngắn. 8. Đai ốc

9. Vít ngắn.

Câu 2:

Yêu cầu cần đạt:

- Diều có kiểu dáng và kích thước theo hướng dẫn. - Diều có kiểu dáng và kích thước theo hướng dẫn.

- Các mối ghép và dán trên thân diều chắc chắn. - Các mối ghép và dán trên thân diều chắc chắn.

- Diều cân bằng và bay được trong điều kiện có gió. - Diều cân bằng và bay được trong điều kiện có gió.

- Trang trí đẹp. - Trang trí đẹp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 4

    Xem thêm