Đề thi Tiếng Việt cuối kì 2 lớp 4 sách Cánh Diều - Đề 3
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới, VnDoc xin giới thiệu đến các em học sinh bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết. Các em hãy thực hành giải đề, ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé!
Đề thi Tiếng Việt cuối kì 2 lớp 4 sách Cánh Diều - Đề 3
PHÒNG GD&ĐT ……. Trường Tiểu học ……… Họ và tên: ................................ Lớp 4......
| BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: ………….. Môn : Tiếng việt Thời gian: 40 phút - Ngày thi: ....../…../20… | ||
Điểm | Nhận xét của giáo viên ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh.
đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)
a. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
b. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.
d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)
a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
c. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.
d. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)
a. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
b. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
c. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.
Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)
a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.
b. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.
c. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.
d. Vì An cảm động trước câu nói của bố.
Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)
Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)
a. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
b. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.
c. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.
d. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) Bố nói với An:
- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!
a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.\
d. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm)
Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm)
II. Kiểm tra Viết
1. Chính tả nghe – Viết (2 điểm)
Trong hiệu cắt tóc
Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem.
(Theo Hồ Lãng)
II.Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.
Đáp án Đề thi Tiếng Việt cuối kì 2 lớp 4 sách Cánh Diều - Đề 3
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm
Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
Câu 3. Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm
Câu 4. Chọn cả 3 câu trả lời a, b, c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác: 0 điểm
Câu 5. Gợi ý:
Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.
Câu 6. Gợi ý:
Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn.
Câu 7. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 8. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm
Câu 9.
- Chuyển được câu hỏi thành câu khiến: 1,0 điểm
Ví dụ: Con cần/nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm .
- Không viết được câu khiến: 0 điểm
Câu 10.
- Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm
Ví dụ:
- Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ.
- Những con gió mùa đông như những chiếc roi quất vào da thịt.
- Đặt được câu có so sánh hoặc nhân hóa nhưng sử dụng từ ngữ chưa thích hợp: 0,5 điểm; không đặt được câu theo yêu cầu: 0 điểm.
B. Kiểm tra Viết
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
2. Tập làm văn (8 điểm)
Câu 1. Ví dụ tham khảo số 1:
Hôm qua, nhân dịp cuối tuần, em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc ở nhà văn hóa thành phố.
Ngay khi mọi người ổn định chỗ ngồi, thì chương trình liền bắt đầu diễn ra. Đầu tiên, hai cô chú dẫn chương trình gửi đến khán giả lời chào thân mật rồi mới giới thiệu chương trình. Các tiết mục vô cùng đa dạng và phong phú. Có những bài hát nhẹ nhàng, lại có những ca khúc sôi động, rộn ràng. Còn có cả tiết mục rap rất mới mẻ nữa. Những ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu ai cũng mặc thật đẹp, biểu diễn hết mình, đem đến cảm xúc say mê cho khán giả. Trong đó, em thích nhất là tiết mục múa ở giữa chương trình. Mười hai cô gái mặc áo dài trắng, tay cầm chiếc nón lá, múa uyển chuyển, đồng đều trên nền nhạc Bèo dạt mây trôi. Em cứ nhìn theo từng động tác của các chị mà không hề chớp mắt.
Khi kết thúc chương trình, lòng em cứ tiếc nuối mãi. Về nhà, em quyết tâm sẽ cố gắng học tập thật tốt để lại được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc một lần nữa.
Ví dụ số 2:
Trong Hội thi thể thao của trường, em đặc biệt yêu thích phần thi kéo co. Bởi đây là phần thi thể hiện cao nhất sức mạnh tập thể của chúng em. Mỗi lớp sẽ có một đội thi gồm tám thành viên, cả nam và nữ. Gay cấn và hồi hộp nhất chính là phần thi chung kết tranh giải nhất giữa lớp 4B và lớp 5G. Lúc này, học sinh các lớp và các đội thi khác đều có mặt để cùng quan sát và cổ vũ. Sau tiếng còi ra hiệu của trọng tài, hai đội thi ngay lập tức dùng sức, kéo căng sợi dây thừng. Chân các bạn đều bám chặt mặt đất, hơi cúi xuống để dồn sức vào chân. Hai tay thì bám chặt vào sợi dây, cố kéo thật mạnh về phía mình. Theo nhịp hô của đội trưởng, cả đội cùng nhịp nhàng kéo theo nhịp 1, 2, 1, 2… Các khán giả xung quanh cũng vô cùng nhiệt tình cổ vũ. Tiếng hô 4B và 5G vang lên liên tục, vang đến tận ngoài đường vẫn nghe thấy. Sau ba phút dằng co, cuối cùng, đội 5G đã thành công dành chiến thắng. Trận kéo co đã khiến bầu không khí của hội thao nóng lên rất nhiều và khơi dậy tinh thần đoàn kết cho những thành viên tham gia thi đấu.
Trên đây là Toàn bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều. Các bạn có thể xem thêm: