Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Lâm Đồng

Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Lịch sử

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Lịch sử năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Lâm Đồng, tài liệu gồm 7 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 180 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LÂM ĐỒNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA

NĂM HỌC 2018 -2019

Môn thi: Lịch sử

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (3,0 điểm)

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, ông cha ta thường có những lời hiệu triệu toàn dân chống giặc, giữ nước. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài học trên được Đảng ta vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?

Câu 2: (3,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Phong trào Cần vương là biểu hiện mâu thuẫn giữa tư tưởng dân tộc độc lập với chế độ đế quốc cướp nước, Anh (chị) phát biểu quan điểm của mình về nhận định trên.

Câu 3: (2,5 điểm)

Vì sao trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam lại có sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam? Theo anh (chị) sự kết hợp này còn giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay không?

Câu 4: (2,5 điểm)

Phân tích nguyên nhân dẫn đến Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (9/3/1945). Tại sao Đảng cộng sản Đông Dương không phát động Tổng khởi nghĩa ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp?

Câu 5: (3,0 điểm)

Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với thắng lợi lịch sử trên.

Câu 6: (3,0 điểm)

Chứng minh xu hướng “trở về" châu Á ngày càng đậm nét trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn này.

Câu 7: (3,0 điểm)

Phân tích đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

-----------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 689
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm