Đề thi chuyên đề lần 1 môn Hóa học lớp 11, Trường THPT Vĩnh Yên, năm học 2016 - 2017
Đề thi chuyên đề lần 1 môn Hóa học lớp 11
VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi chuyên đề lần 1 môn Hóa học lớp 11, Trường THPT Vĩnh Yên, năm học 2016 - 2017 với 40 câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Hoá học chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo.
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Dẫn xuất Halogen - Phenol - Ancol
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN | ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Hóa học 11 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ..........................…
Câu 1: Để nhận biết được 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn: (NH4)2SO4, Na2SO4, NH4Cl, KOH dùng thuốc thử nào?
A. Dung dịch AgNO3.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 2: Cho 1,32g (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khi. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92g H3PO4. Muối thu được là:
A. NH4H2PO4
B. (NH4)2HPO4
C. (NH4)3PO4
D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
Câu 3: Cho 4 phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
(5) NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Số phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 4: Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:
A. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí có màu nâu.
Câu 5: Khi hòa tan 5 muối NaCl(1), NH4Cl(2), AlCl3(3), Na2S (4), C6H5ONa (5) vào nước thành 5 dung dịch sau đó cho vào mỗi dung dịch một ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì?
A. 1,4 quỳ tím hóa đỏ.
B. 3,5 quỳ tím hóa xanh.
C. 1,2 quỳ tím không đổi màu.
D. 2,3 quỳ tím hóa đỏ.
Câu 6: Cho từ từ 100 ml dung dịch X gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M vào 100ml dung dịch HCl 2M cho tới khi phản ứng hoàn toàn thì thu được V lít khí đo ở đktc. Tìm V?
A. 5,6 lít.
B. 2,8 lít.
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
Câu 7: Cho 6,72 lít khí CO (vừa đủ) khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là:
A. 0,224 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 6,72 lít
Câu 8: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CH4 và H2O.
B. CO2 và O2.
C. N2 và CO.
D. CO2 và CH4.
Câu 9: Công thức hoá học của supephotphat kép là::
A. CaHPO4.
B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
C. Ca(H2PO4)2.
D. Ca3(PO4)2.
Câu 10: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là:
A. Dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc.
B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc.
D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc.
Câu 11: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH =11,0. Giá trị của a là:
A. 0,80.
B. 1,60.
C. 1,78.
D. 0,12.
Câu 12: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:
A. 5.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 13: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng“, chất này có công thức hoá học là:
A. HCl.
B. N2.
C. NH4Cl.
D. NH3.
Câu 14: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 15: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. Có sự giảm nồng độ của một số ion.
B. Nồng độ một số ion tăng sau phản ứng.
C. Các chất dự phản ứng phải dễ tan.
D. Chất dự phản ứng phải là chất điện li mạnh.
Câu 16: Hòa tan 0,3 mol Cu vào lượng dư dung dịch loãng chứa hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 thì:
A. Phản ứng xảy ra tạo 0,6 mol NO2
B. Phản ứng không xảy ra
C. Phản ứng xảy ra tạo 0,3 mol H2
D. Phản ứng xảy ra tạo 0,2 mol NO
Câu 17: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là: 44,1 gam. Giá trị của m là:
A. 33,6.
B. 40,5.
C. 44,8.
D. 50,4.
Câu 18: Để nhận ra ion NO3− trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với
A. Dung dịch H2SO4 loãng.
B. Kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng.
C. Kim loại Cu và dung dịch Na2SO4.
D. Kim loại Cu
Câu 19: Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng?
A. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 (đk: t°)
B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2 (đk: t°)
C. 4AgNO3 → 2Ag2O + 4NO2 + O2 (đk: t°)
D. 4Fe(NO3) → 32Fe2O3 + 12NO2 + 3O2 (đk: t°)
Câu 20: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH
của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (2), (3), (4), (1).
B. (4), (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (3), (2), (4), (1).
Đáp án đề khảo sát môn Hóa học lớp 11
1 | D | 11 | C | 21 | D | 31 | B |
2 | A | 12 | D | 22 | D | 32 | B |
3 | A | 13 | C | 23 | A | 33 | C |
4 | C | 14 | B | 24 | D | 34 | A |
5 | B | 15 | A | 25 | D | 35 | A |
6 | B | 16 | D | 26 | C | 36 | B |
7 | B | 17 | D | 27 | A | 37 | C |
8 | D | 18 | B | 28 | D | 38 | C |
9 | C | 19 | C | 29 | B | 39 | C |
10 | B | 20 | A | 30 | A | 40 | A |