Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Sinh học (Có đáp án)
Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Sinh học (Có đáp án).
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT |
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Câu 1 (2,0 điểm):
Bằng cách nào mà nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó?
Câu 2 (2,0 điểm):
a) Nêu sự khác nhau vềcấu trúc giữa ADN ti thể với ADN trong nhân.
b) Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định?
Câu 3 (2,0 điểm):
Sơ đồ dưới đây cho thấy phả hệ 3 đời ghi lại sự di truyền của hai tính trạng đơn gen là đường chân tóc nhọn trên trán (gọi là chõm tóc quả phụ) và dái tai phẳng, các tính trạng tương ứng là không có chõm tóc quả phụ và dái tai chúc.
a) Xác định kiểu gen của các thành viên trong phả hệ mà em có thể xác định được.
b) Nếu cặp vợ chồng 8 và 9 quyết định sinh thêm con thì xác suất để đứa con này là con trai có tóc quả phụ và dái tai chúc là bao nhiêu?
Biết rằng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau và không xảy ra đột biến mới.
Câu 4 (2,5 điểm):
a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản của phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân ở động vật.
b) Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội. Nêu ứng dụng của các thể đa bội trong thực tiễn.
Câu 5 (1,0 điểm):
Ở ruồi giấm, màu thân vàng và mắt trắng đều do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể X quy định (nhiễm sắc thể Y không mang alen tương ứng). Phép lai giữa ruồi đực kiểu dại với ruồi cái thân vàng, mắt trắng thu được F1. Trong khoảng 1500 con F1 có 1 con ruồi cái thân vàng, mắt trắng, 2 con ruồi đực kiểu dại.
Hãy giải thích cơ chế tạo ra ruồi cái thân vàng, mắt trắng và ruồi đực kiểu dại ở F1. Biết rằng không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 6 (2,5 điểm):
Ở chuột lang, kiểu hình lông đốm được quy định bởi một gen gồm hai alen A và a. Nếu có alen A thì chuột có kiểu hình lông đốm. Sau khi điều tra một quần thể, các học sinh tìm thấy 84% chuột có kiểu hình lông đốm. Giả sửquần thể ở trạng thái cân bằng Hácđi-Venbec.
a) Hãy tính tần số alen A.
b) Vào một ngày, tất cả các chuột không có kiểu hình lông đốm trong quần thể bị chuyển đi nơi khác. Tần số chuột không có kiểu hình lông đốm của quần thể ở thế hệ sau là bao nhiêu?
Câu 7 (2,0 điểm):
Ở lần điều tra thứ nhất, người ta thấy kích thước quần thể của chuồn chuồn ở một đầm nước là khoảng 50.000 cá thể. Tỷ lệ giới tính là 1 : 1. Mỗi cá thể cái đẻ khoảng 400 trứng. Lần điều tra thứ 2 cho thấy kích thước quần thể của thế hệ tiếp theo là 50.000 cá thể và tỷ lệ giới tính vẫn là 1 : 1.
a) Tỷ lệ sống sót trung bình tới giai đoạn trưởng thành của trứng là bao nhiêu?
b) Quần thể chuồn chuồn có khuynh hướng tăng trưởng số lượng nhanh hay chậm? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm):
a) Giá trị thích nghi tương đối của một con la bất thụ là bao nhiêu? Giải thích.
b) Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hoá duy nhất liên tục tạo nên tiến hoá thích nghi?
Câu 9 (2,0 điểm):
a) Nêu thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hóa, các cơ chế cách ly đối với quá trình hình thành loài mới.
b) Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?
Câu 10 (2,0 điểm):
Cho 2 cá thể ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó ruồi thân đen, cánh dài chiếm tỉ lệ 4,5%.
a) Giải thích và viết sơ đồ lai từ P -> F1.
b) Tính xác suất xuất hiện ruồi đực F1 mang kiểu hình lặn ít nhất về 1 trong 2 tính trạng trên.