Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng A
Nhằm giúp các bạn chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao, Vndoc.com xin giới thiệu: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng A.
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 |
Câu 1 (6,0 điểm).
1. Xác định trạng thái lai hóa của P trong PCl3, PCl5 và cho biết dạng hình học của các phân tử đó.
2. Hòa tan 0,01 mol PCl3 vào nước thu được 1 lít dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Cho hằng số axit của H3PO3 là Ka1 = 1,6.10-2; Ka2 = 7,0.10-7
3. Sục khí H2S vào dung dịch chứa CuCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl (mỗi chất có nồng độ 0,1M) tới dư thu được kết tủa A và dung dịch B. Tiếp tục sục từ từ NH3 đến dư vào dung dịch B. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (có thể xảy ra) dưới dạng ion rút gọn.
4. Cho cẩn thận kim loại Ca vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X chứa hai chất tan và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Cho dung dịch X tác dụng với Al dư được dung dịch Z và hỗn hợp khí T cũng chứa 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na2CO3 tạo thành kết tủa G. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 2 (4,0 điểm).
1. X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch X và Y.
2. Hòa tan 2,56 gam Cu vào 25,20 gam dung dịch HNO3 nồng độ 60% thu được dung dịch A. Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng kết thúc, đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn X. Nung X đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Y. Tính nồng độ % của dung dịch A.
Câu 3 (4,0 điểm).
1. Viết các phương trình phản ứng (dưới dạng công thức cấu tạo) theo sơ đồ sau:
2. M, N, P có công thức phân tử C6H8Cl2O4 đều mạch hở thõa mãn:
Xác định công thức cấu tạo của M, N, P và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
3. Khi đồng trùng hợp buta–1,3–đien với stiren, ngoài cao su Buna–S còn có một số sản phẩm phụ, trong đó có chất A mà khi hiđro hóa hoàn toàn chất A thu được chất B (đixiclohexyl). Viết phương trình hóa học của các phản ứng tạo thành cao su Buna–S, A và B dưới dạng công thức cấu tạo.
Câu 4 (1,5 điểm).
Hợp chất A có công thức phân tử C3H7O2N. Biết A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với HNO2 giải phóng N2, phản ứng với C2H5OH/ HCl tạo thành hợp chất B (C5H12O2NCl). Cho B tác dụng với dung dịch NH3 thu được chất D (C5H11O2N). Khi đun nóng A thu được hợp chất bền có công thức phân tử C6H10O2N2. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo.
Câu 5 (4,5 điểm).
1. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở A, B (chứa C, H, O). Trong phân tử đều có hai nhóm chức trong các nhóm –OH, –CHO, –COOH. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư lúc đó tất cả lượng Ag+ đều chuyển hết thành Ag. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 34,6 gam hỗn hợp hai muối amoni. Cho toàn bộ lượng muối này tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 9,856 lít khí duy nhất ở 27,30C, 1 atm. Xác định công thức cấu tạo của A, B và tính phần trăm khối lượng của các chất A, B trong hỗn hợp X.
2. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH có H2SO4 đặc xúc tác ở toC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Tính giá trị của a.
(Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23 , Al=27, S=32, Fe=56; Cu=64, Ag=108, Ba =137)