Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Sinh học lớp 12 Bảng A (Có đáp án)
Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Sinh học lớp 12 Bảng A (Có đáp án).
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 |
Câu I (4,0 điểm)
1) Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 ( lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa.
a. Hãy tính số phân tử ADN chỉ chứa N14; chỉ chứa N15 và chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3.
b. Thí nghiệm này chứng minh điều gì?
2) Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà?
3) Trong tự nhiên dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu II (3,0 điểm).
Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 1425 hạt tròn, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.
1) Hãy xác định tần số các alen (A, a; B, b) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên.
2) Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt khi thu hoạch sẽ như thế nào?
Câu III (4,0 điểm).
1) Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
2) Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có bao nhiêu dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST của các dòng tế bào đó.
3) Ở một loài thú, có một tính trạng biểu hiện ở cả 2 giới tính. Tính trạng đó có thể được di truyền theo những quy luật nào? (không cần phân tích và nêu ví dụ).
Câu IV (3,0 điểm).
Ở Ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X (không có alen trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Theo lý thuyết, hãy xác định:
1) Tần số hoán vị gen ở ở ruồi cái F1 .
2) Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại ở F2 .
Câu V (3,0 điểm).
1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim giới hạn? Vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền.
2) Trình bày 2 quy trình khác nhau để tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.
Câu VI (3,0 điểm).
1) So sánh hai tinh bào bậc II ở một động vật lưỡng bội, trong trường hợp giảm phân bình thường.
2) Cho ngựa đen thuần chủng giao phối với ngựa trắng thuần chủng đồng hợp lặn, F1 đều lông đen. Cho F1 lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ 2 trắng: 1 đen: 1 xám. Khi cho F1 giao phối với ngựa xám thu được đời con có tỉ lệ 3 đen: 3 xám: 2 trắng. Hãy giải thích kết quả trên