Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Âu Lạc

Nhằm giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi Quốc gia 2015, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Âu Lạc. Đề thi này gồm 40 câu trắc nghiệm, giúp các bạn tự tổng hợp kiến thức môn hóa ôn thi đại học. Mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN HÓA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THPT ÂU L ẠC
------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI QUỐC GIA 2015
MÔN HÓA HỌC – L ẦN 2
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề )
-----------------------------------
Mã đề thi: 715

Cho biết khối lượng nguyên tử: H=1; Na=23; K=39; Ca=40; Ba=137; Mg=24; Al=27; Zn=65; Fe=56; Cu=64; Ag=108; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5.

Câu 1. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na và Al vào 500 ml dung dịch NaOH 0,4M thu được 12,096 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

A. 23,40 gam B. 21,06 gam C. 34,32 gam D. 24,96 gam

Câu 2. Thí nghiệm nào sau đây thu được kim loại?

A. Cho Na vào dung dịch CuSO4.

B. Cho bột Fe vào dung dịch Fe(NO3)3 dư.

C. Đốt cháy Ag2S trong oxi dư.

D. Cho hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch HCl loãng dư.

Câu 3. Cho các phương trình ion rút gọn sau:

(1) 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

(2) Cu + 2H+ + 12O2 → Cu2+ + H2O

(3) 6Cl- + Cr2O72- + 14H+ → 2Cr3+ + 3Cl2 + 7H2O

(4) Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

(5) 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

(6) MnO2 + 4H+ + 2Cl- → Mn2+ + Cl2 + 2H2O

Số phương trình mà trong đó H+ đóng vai trò là chất môi trường là.

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 4. Hòa tan hết hỗn hợp chứa a gam CuO và x gam một oxit sắt trong dung dịch chứa 0,72 mol H2SO4 thu được 0,06 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 2 chất tan. Biết rằng a < x. Tổng giá trị của a và x là.

A. 37,44 gam B. 47,04 gam C. 28,80 gam D. 45,12 gam

Câu 5. Cho chuỗi phản ứng sau:

(1) X + Na2CO3 + H2O → Na2SO4 + Y + Z

(2) Y + Na[Al(OH)4] → Z + NaHCO3

Biết rằng khi cho X vào dung dịch BaCl2 không thấy phản ứng hóa học xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là.

A. Al(NO3)3; Al(OH)3; CO2 B. Al2(SO4)3; CO2, Al(OH)3

C. Al2(CO3)3; CO2; Al(OH)3 D. AlCl3; CO2; Al(OH)3

Câu 6. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).

(3) Cho Ba vào dung dịch ZnSO4 (dư).

(4) Cho AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

(5) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chứa NaCl và NaF.

(7) Dẫn NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.

(8) Cho CaCl2 vào dung dịch chứa Na2HPO4 và NaH2PO4.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được 2 loại kết tủa là.

A. 5 B. 4 C. 6 D. 7

Câu 7. Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,75M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam rắn Y. Để tác dụng tối đa các chất có trong Y cần dùng 420 ml dung dịch NaOH 1,5M. Giá trị m là.

A. 24,95 gam B. 22,32 gam C. 23,60 gam D. 23,87

Đánh giá bài viết
1 1.484
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm