Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2019 trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 1. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn học sinh thử sức.

Câu 1: Anh S bị phát hiện tham ô 500 triệu đồng của công ty, gần đây anh thường xuyên nghỉ làm không có lí do, hành vi của anh H thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm hình sự và kỉ luật.

B. Vi phạm hành chính và kỉ luật.

C. Vi phạm dân sự và kỉ luật.

D. Vi phạm hành chính và hình sự.

Câu 2: Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khoẻ 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.

D. Kỉ luật và dân sự.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.

B. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.

C. Chủ động đấu tranh, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật.

D. Chủ động tìm hiểu và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 4: Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. ưu tiên người lao động.

B. khác nhau.

C. ưu tiên người giữ chức vụ.

D. như nhau

Câu 5: Việc làm nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật?

A. Cán bộ xã làm thủ tục đăng kí kết hôn cho công dân.

B. Anh A tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

C. Bạn A nộp phạt khi vượt đèn đỏ.

D. Anh A kinh doanh những mặt hàng pháp luật cho phép.

Câu 6: Để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì một trong những phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là đẩy mạnh hoạt động

A. đầu tư ra nước ngoài.

B. kinh tế đối ngoại.

C. xuất nhập khẩu.

D. thương mại với bên ngoài.

Câu 7: Chị C kết hôn, công ty X cho rằng chị không còn phù hợp với công việc nên chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Nhờ được tư vấn pháp luật, chị C đã được trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị C.

B. đáp ứng mọi nhu cầu và nguyện vọng của chị

C. C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

D. bảo vệ mọi đặc quyền của lao động nữ.

Câu 8: G sau khi tốt nghiệp đại học đã tự đề ra cho mình những nguyên tắc như: Luôn sống lương thiện, luôn biết ơn người giúp mình, mỗi năm thạo một việc mới, chân thành nhưng quyết đoán, có kế hoạch ngày mai ngay từ hôm nay. Căn cứ vào những nguyên tắc này đã góp phần tăng thêm niềm tin, sự quyết tâm vào bản thân. Bởi vậy, đã tạo nên sự thành công trong công việc của G. Việc làm của G biểu hiện cho phẩm chất nào dưới đây của công dân?

A. Tự thay đổi tính cách.

B. Tự hoàn thiện bản thân.

C. Tự phê bình và phê bình.

D. Tự nhận thức đúng về mình.

Câu 9: Năm học 2017 - 2018, trường trung học phổ thông Y mở thêm 02 lớp học, nâng tổng số học sinh toàn trường lên 1200 học sinh. Nội dung trên thể hiện phương hướng nào dưới đây để phát triển giáo dục - đào tạo?

A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

Câu 10: Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong

A. Hiến pháp và Pháp luật.

B. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị.

C. các văn bản quy phạm Pháp luật.

D. các thông tư, nghị quyết.

Câu 11: Anh M trồng lúa bán nhưng thua lỗ vì anh bị thương lái ép giá. Anh M bàn với vợ là vụ mùa tới anh sẽ chỉ trồng một ít lúa và sẽ trồng nhiều dưa hấu để đáp ứng thị trường Tết và ngày lễ. Quyết định của anh M đã thực hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?

A. Giá cả tăng thì giảm tiêu dùng.

B. Giá cả giảm thì tăng tiêu dùng.

C. Kích thích hoặc hạn chế sản xuất.

D. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây nói về nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

B. Tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.

C. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

D. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Trong lớp có bạn được miễn giảm học phí, còn các bạn khác thì không.

B. Thời bình, các bạn nam đủ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quan sự các bạn nữ thì không.

C. T và Y đều đủ điểm xét vào công ty X như nhau nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì Y là cháu chú giám đốc.

D. Bạn B trúng tuyển học viện An ninh nhân dân vì được cộng điểm con em dân tộc.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính xã hội.

B. Xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính phổ biến.

D. Tính quyền lực, bắt buộc

Câu 15: Những hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống và trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Pháp luật.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Thực hiện pháp luật.

Câu 16: Ông B đã chế tạo ra máy tách vỏ lạc, được cơ quan có thẩm quyền công nhận, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Việc làm đó thể hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây của chính sách khoa học và công nghệ?

A. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

B. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

C. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ.

D. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

Câu 17: Tự ý đưa hình ảnh của người khác lên facebook là hành vi vi phạm

A. kỷ luật.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. dân sự.

Câu 18: Trong giờ học môn Giáo dục công dân, cô giáo gọi các bạn lên bảng lấy ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Bạn N viết: “Mưa tháng bảy gãy cành trám, nắng tháng tám giám quả bưởi”. Bạn S nói: Trước sự biến đổi của cúm A H5N1 các nhà khoa học lại cùng nhau bắt tay nghiên cứu loại vắc xin mới cho phòng và điều trị vi rút cúm H7N9. Bạn Y viết: “Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”. Bạn T đưa ra ví dụ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Những bạn nào dưới đây có ví dụ thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở và là mục đích của nhận thức?

A. Bạn Y và bạn S.

B. Bạn S và bạn T.

C. Bạn N và bạn Y .

D. Bạn N và bạn T.

Câu 19: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách nào dưới đây?

A. Văn hóa.

B. Quốc phòng và an ninh.

C. Đối ngoại.

D. Dân số.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo?

A. Đào tạo nhân lực.

B. Bồi dưỡng nhân tài.

C. Nâng cao dân trí.

D. Phát triển con người.

Câu 21: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo Việt Nam là nâng cao

A. tinh thần.

B. thể lực.

C. dân trí.

D. đạo đức.

Câu 22: Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách văn hoá?

A. Trách nhiệm của văn hóa.

B. Phương hướng phát triển văn hóa.

C. Vai trò của văn hóa.

D. Nhiệm vụ của chính sách văn hóa.

Câu 23: Anh A có hành vi câu kết với người nước ngoài, phát tán tài liệu nói xấu Nhà nước Việt Nam. Hành vi của anh A là

A. đã xâm phạm an ninh quốc gia.

B. gây diễn biến hoà bình thế giới.

C. cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài.

D. lật đổ chính quyền nhân dân.

Câu 24: Trường hợp nào dưới đây thuộc trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của công dân?

A. Tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật.

B. Tích cực trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

C. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

D. Phát triển nghề truyền thống của gia đình.

Câu 25: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. nhân phẩm.

B. danh dự.

C. lương tâm

D. nghĩa vụ.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là sai khi nói về chất của sự vật, hiện tượng?

A. Chất chủ yếu nói lên sự khác nhau giữa các sự vật.

B. Chất đặc trưng cho những mặt giống nhau của sự vật.

C. Chất gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại của sự vật.

D. Chất là thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật.

Câu 27: A đang bán hàng cho mẹ thì có một khách nước ngoài mua hàng. A đã tự tiện tăng giá gấp 5 lần. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chủ trương của Nhà nước?

A. Em đồng ý với việc làm của A vì chẳng mấy khi bán hàng cho người nước ngoài.

B. Nói với các bạn cùng lớp về việc làm của A.

C. Khuyên A không nên làm như thế vì tạo hình ảnh xấu về con người Việt Nam.

D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 28: Bạn N năm nay học lớp 10 nhưng đôi lúc đi học mặc trang phục không đúng nội quy nhà trường. Tóc vẫn nhuộm vàng hoe, quần đôi chỗ để rách và hay đi học muộn. Lớp trưởng và các bạn trong lớp góp ý nhưng N tỏ thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi luôn những bạn đã nhắc nhở mình. Trong trường hợp này, bạn N là người có biểu hiện nào dưới đây?

A. Người có tính tự ti.

B. Người có lòng tự trọng.

C. Người có lòng tự tin.

D. Người có tính tự ái.

Câu 29: Việc làm nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Kiên quyết xử lí những hành vi tham nhũng không phân biệt đối xử.

B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.

C. Xây dựng hệ thống tư pháp phù hợp với yêu cầu chung của thời kì hội nhập.

D. Xây dựng hệ thống cơ quan an ninh, quốc phòng trong sạch, vững mạnh.

Câu 30: Ngày nay, nhiều người dân ở các điểm du lịch rất thông thuộc tiếng anh trong giao tiếp. Theo em, điều đó thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Người dân hội nhập để phát triển kinh tế.

B. Người dân đang thực hiện công tác đối ngoại nhân dân.

C. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được nâng cao.

D. Trình độ dân trí của nước ta được nâng cao.

Câu 31: P phạm tội cướp giật tài sản bị tòa tuyên án tám năm tù. Mãn hạn tù, P trở về nhà với nhiều cảm xúc đan xen. Mẹ và em gái của P mừng vui đón anh mạnh khỏe trở về. Ông K là chủ lò gạch đến động viên và nói: Nếu cháu cần việc có thể đến chỗ của ông để làm. Bà L động viên P cố gắng tu chí làm ăn, hòa nhập cộng đồng rồi cuộc sống sẽ ổn định. Chị M thì lắc đầu nói với bà N: Tính trộm cướp thì chẳng bỏ được, mình nên cẩn thận nếu không hở cái gì ra là mất. Bà N liền nói: người đấy làm sao có thể lương thiện được nữa. Những ai dưới đây có sự nhìn nhận theo phương pháp luận siêu hình?

A. Chị M và mẹ P.

B. Anh P và em gái P.

C. Ông K và chị M.

D. Bà N và chị M.

Câu 32: Pháp luật qui định người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 33: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 34: Nội dung nào dưới đây nói về sức mạnh dân tộc nhằm tăng cường quốc phòng an ninh?

A. Sức mạnh của hệ thống quân sự cơ động, tinh nhuệ.

B. Sức mạnh của hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

C. Sức mạnh của khoa học và công nghệ hiện đại.

D. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.

Câu 35: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức của pháp luật?

A. Các bộ luật.

B. Văn bản quy phạm pháp luật.

C. Văn bản pháp luật.

D. Diễn đạt chính xác, một nghĩa.

Câu 36: T bị mẹ mắng vì kết quả học tập giảm sút do đang yêu bạn G cùng lớp. Mẹ nói: Nếu đợt thi học kì và khảo sát lần này điểm kém mẹ sẽ chuyển con sang trường khác học. T gọi điện cho H tâm sự xem bạn có cách nào giải quyết ổn thỏa hai việc không. H nói: Chuyện tình cảm khó lắm, tao đã yêu đâu mà biết khuyên mày thế nào. Yên tâm lúc nào thi học kì tao sẽ cho mày chép bài. T nghĩ: Đã học kém giờ lại đi chép bài của bạn thì mất mặt quá, giờ mình phải tập trung học hành chăm chỉ. Bởi vậy, T đã đạt kết quả tốt qua hai lần thi. Những ai dưới đây vận dụng đúng cách giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Bạn T.

B. Bạn T và G.

C. Bạn H và T.

D. Mẹ T và G.

Câu 37: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 38: Hiến pháp 1992 quy định nguyên tắc “Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 64). Phù hợp với Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định quy tắc “Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 34). Nội dung trên thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

B. Tính quyền lực, bắt buộc.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính giai cấp của pháp luật.

Câu 39: Hành vi nào dưới đây là vi phạm hành chính?

A. Thuê nhà tự ý sửa chữa.

B. Buôn bán hàng giả.

C. Buôn bán ma tuý.

D. Buôn bán vũ khí.

Câu 40: Công ty X xả chất thải không qua xử lí ra sông làm ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là

A. trách nhiệm dân sự.

B. trách nhiệm hình sự.

C. trách nhiệm kỉ luật.

D. trách nhiệm hành chính.

-----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh họcVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

    Xem thêm