Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

VnDoc.com mời các bạn tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 lần 1 có đáp án chi tiết đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa hữu ích, giúp các bạn chuẩn bị và luyện tập tốt cho kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Hà Huy Tập, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lam Kinh

Trường THPT Chuyên

Nguyễn Huệ

ĐỀ THI THỬ ĐỢT 1 CHUẨN BỊ CHO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Hóa Học

Thời gian làm bài: 90 phút

50 câu trắc nghiệm

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100ml thì bất ngờ xuất hiện kết tủa, khi hết 300ml hoặc 700ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và của m lần lượt là:

A. 15,6 và 5,4. B. 14,04 và 26,68.
C. 23,4 và 35,9. D. 15,6 và 27,7.

Câu 2: Hỗn hợp hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic. Trong phân tử X, số nguyên tử H bằng tổng số nguyên tử C và O. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dung vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:

A. 40,2. B. 39,6. C. 21,8. D. 26,4.

Câu 3: Nhiệt phân các chất sau: NH4NO3, CaCO3, Cu(NO3)2, KMnO4, Mg(OH)2, AgNO3, NH4Cl, Al(OH)3. Số phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử là:

A. 8-5. B. 6-4. C. 7-5. D. 8-4.

Câu 4: Cho các nguyên tố: Na, Ca, H, O, S có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp chất có KLPT ≤ 82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị?

A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.

Câu 5: Cho khí H2S lội chậm cho đến dư qua hỗn hợp gồm FeCl2, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 thu được kết tủa X. Thành phần của X là:

A. CuS, S. B. CuS. C. FeS, CuS. D. FeS, Al2S3, CuS

Câu 6: Cho 10,2 gam hợp chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,45 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 32,4 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH≡C-[CH2]2-CHO. B. CH3-C≡C-CHO.
C. CH2=C=CH-CHO. D. CH≡ C-CH2-CHO

Câu 7: Hỗn hợp khí A gồm Cl2 và O2. Cho A phản ứng vừa đủ với 1 hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al thu được 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và các oxit của 2 kim loại. Thành phần % theo khối lượng của các khí trong A là:

A. 90% và 10%. B. 15,5% và 84,5%.
C. 73,5% và 26,5%. D. 56% và 35%.

Câu 8: Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M và 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của X là:

A. 0,10. B. 0,12. C. 0,06. D. 0,09.

Câu 9: cho 1 miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch màu nào trong các dung dịch sau:

A. HgSO4. B. Al2(SO4)3. C. Na2SO4. D. MgSO4.

Câu 10: sắp xếp các ion theo chiều giảm dần tính oxi hóa ( từ trái qua phải):

A. Ag+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, H+. B. Fe2+, H+, Cu2+, Fe3+, Ag+
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+. D. Fe3+, Ag+, Fe2+, Cu2+, H+.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa

1. D

2. D

3. D

4. A

5. B

6. D

7. C

8. D

9. A

10. C

11. C

12. A

13. D

14. D

15. A

16. A

17. B

18. B

19. B

20. B

21. A

22. C

23. D

24. C

25. B

26. C

27. B

28. A

29. C

30. C

31. B

32. B

33. D

34. A

35. D

36. C

37. B

38. C

39. C

40. D

41. A

42. A

43. C

44. B

45. C

46. A

47. B

48. B

49. A

50. B

Đánh giá bài viết
1 580
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm