Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT quốc gia 2024 môn Văn (Đề 4)

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn (Đề 4) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Bản quyền đề thi thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75đ): Anh/chị hiểu thế nào về câu thơ: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”?

Câu 3 (0,75đ): Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Câu 4 (1đ): Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Nhàn cư vi bất thiện”

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật nhân vật Trương Ba trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt.”

2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn

2.1.Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn trích được viết theo thể thơ tám chữ.

Câu 2 (0,75đ):

Dù có khó khăn, vất vả đến đâu nhưng con người Việt Nam vẫn luôn rất kiên cường, anh dũng đấu tranh không chịu khuất phục trước kẻ thù. Cũng giống như hình ảnh con thuyền, dù phong ba bão táp ngoài biển lớn vẫn hướng ra khơi với ước muốn ngày mai sau tốt đẹp hơn.

Câu 3 (0,75đ):

Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc: đó là lòng biết ơn những thế hệ đi trước vì đã anh dũng hi sinh bảo vệ nền độc lập nước nhà. Đồng thời nhắn nhủ thế hệ con cháu chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng độc lập tự do và có ý thức bảo vệ đất nước.

Câu 4 (1đ):

Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: dù trải qua bao nhiêu năm thì đất nước này vẫn là của chúng ta, của 54 dân tộc Việt Nam. Chúng ta không chỉ có nhận thức đúng đắn và yêu quê hương, đất nước mà còn phải có hành động thiết thực bảo vệ nền độc lập khi có kẻ thù đến xâm lược.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

2.2. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu tục ngữ: “Nhàn cư vi bất thiện”

1. Mở bài

Cần cù, chăm chỉ lao động là một trong những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Để khuyên nhủ, răn dạy con người, ông cha ta đã có câu: “Nhàn cư vi bất thiện.”

2. Thân bài

a. Giải thích

“Nhàn cư vi bất thiện” mang ý nghĩa: sống trong cảnh nhàn rỗi, lười lao động, con người ta sẽ nảy sinh những hành vi xấu xa.

→ Khuyên nhủ con người chăm chỉ lao động.

b. Phân tích

  • Nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của con người luôn thay đổi và ngày càng cao hơn, khi không làm việc, lao động mà vẫn muốn đáp ứng đủ những nhu cầu riêng của bản thân, con người dễ sinh ra những hành vi xấu.
  • Nhiều trường hợp, nhiều người lười lao động dẫn đến không có tiền chi trả cho cuộc sống sẽ dẫn đến các tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, cướp của…

c. Dẫn chứng

Nêu ra những gương mặt điển hình của việc “Nhàn cư vi bất thiện”.

d. Phản biện

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người luôn nỗ lực hết mình vì công việc, chăm chỉ lao động, cống hiến cho xã hội.

3. Kết bài

Hãy trở thành một con người có ích cho xã hội bằng việc cống hiến để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5đ):

2.3. Dàn ý bài phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt.

1. Mở bài

Lưu Quang Vũ được biết đến là nhà soạn kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó phải kể đến “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch tái hiện hình ảnh ông Trương Ba gây ấn tượng sâu sắc.

2. Thân bài

Câu chuyện xoay quanh bi kịch của Trương Ba khi bị chết oan, để tiếp tục sống thì buộc ông phải sống trong thân xác của người hàng thịt.

Người hàng thịt tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng lại có những nhu cầu riêng, tính cách riêng và có sức mạnh để thực hiện những nhu cầu của mình.

→ Từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba dần thay đổi trong mắt của mọi người.

Trương Ba đã bị cái xác chi phối, dần trở thành con người vụng về, thô tục với những ham muốn tầm thường, dần trở nên thô lỗ.

Trương Ba không còn quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

Những thay đổi của Trương Ba đã khiến cho người thân thất vọng, bản thân Trương Ba cũng nhận thấy sự đổi khác của mình.

Trương Ba bất lực trong việc kiểm soát hành động và những suy nghĩ không đúng đắn của bản thân.

Dù cố gắng giải quyết nhưng ông vẫn đau khổ vì không thể phủ nhận rằng mình đang dần đánh mất chính mình.

Trương Ba đã quyết định lựa chọn cái chết để trả lại xác người hàng thịt cho người hàng thịt, để bản thân được sống trọn vẹn, thống nhất.

3. Kết bài

Nhân vật Trương Ba mang đến cho bạn đọc nhiều ấn tượng cũng như bài học sâu sắc: hãy luôn giữ vững giá trị riêng của bản thân mình trong mọi trường hợp.

Phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn (Đề 4). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phân tích tác phẩm lớp 12

    Xem thêm