Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh có đáp án kèm theo được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn luyện đề thi thử đại học môn Hóa nhiều hơn, có được sự chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Hóa học trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA

ĐỀ THI MINH HOẠ KÌ THI QUỐC GIA THPT 2015
Môn thi: Hoá học
(Đề thi có 50 câu trắc nghiệm)
Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 137

Cho nguyên tử khối các nguyên tố (theo u): H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Li = 7; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.

Câu 1: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 0,1M vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 a mol/lít và Al2(SO4)3 b mol/lít. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol NaOH đã dùng:

Giá trị của tỉ số a/b gần nhất với

A. 1,7. B. 2,3. C. 2,7. D. 3,3.

Câu 2: Phát biểu đúng là

A. Este benzyl axetat có mùi hoa hồng, hầu như không tan trong nước.

B. Phản ứng este hoá và phản ứng xà phòng hoá đều xảy ra hoàn toàn.

C. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit với ancol.

D. Đun nóng etyl axetat với H2SO4 loãng thu được hai lớp chất lỏng.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xảy ra sự ăn mòn điện hoá học?

A. cho một mẩu đồng kim loại vào dung dịch HCl.

B. cho một vật bằng nhôm vào nước.

C. để một mẩu thép cacbon trong không khí ẩm.

D. cho một mẩu kẽm vào dung dịch HCl.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.

- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.

- Phần 2 có khối lượng 29,79gam, tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là

A. 38,70 và FeO. B. 39,72 và Fe3O4. C. 38,91 và FeO. D. 36,48 và Fe3O4.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là nguyên tố kim loại.

(b) Mạng tinh thể kim loại chủ yếu gồm ion dương kim loại và electron tự do.

(c) Các ion dương kim loại không thể hiện tính khử trong dung dịch.

(d) Trên thực tế, hợp kim được sử dụng nhiều hơn kim loại nguyên chất.

(e) Khi một chất khử tiếp xúc với một chất oxi hoá thì nhất định xảy ra phản ứng oxi hoá khử.

Số phát biểu không chính xác là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm bốn chất hữu cơ: CH2O, C2H6O, C3H4C4H8; trong đó số mol C3H4 bằng số mol C2H6O. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X cần vừa đủ 89,6 lít không khí (giả sử không khí gồm 20% O2 và 80% N2 về thể tích). Đưa hỗn hợp sau phản ứng về 0oC thì được 84,224 lít hỗn hợp khí Y. Các thể tích khí được đo ở đktc. Giá trị của V là

A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 8,96.

Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a : b = 51 : 46. Để oxi hoá hoàn toàn 27,612 gam X thành CO2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V gần nhất với

A. 32,70. B. 29,70. C. 53,80. D. 33,42.

Câu 8: Phát biểu đúng là

A. Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn, chuyển thành màu đen khi để lâu trong không khí.

B. Mùi tanh của cá mè gây ra bởi hỗn hợp các amin, nhiều nhất là trimetylamin.

C. Các amin đều có tính bazơ và đều làm quì tím ẩm đổi màu.

D. Đốt cháy một amin không no bất kì thì số mol H2O thu được luôn nhỏ hơn số mol CO2.

Câu 9: Quặng xiđerit có thành phần chính là

A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS2.

Câu 10: Một hỗn hợp X gồm: metanol, ancol anlylic, etanol, glixerol. Cho 25,4g hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4g hỗn hợp X thu được b mol CO2 và 27g nước. Giá trị của b là

A. 1,00. B. 1,40. C. 1,20. D. 1,25.

Câu 11: Hỗn hợp M gồm: ancol etylic; 2-metylpropan-1-ol; 2,3-đimetylbutan-1-ol; propan-1-ol. Cho hơi hỗn hợp X qua CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp N, loại bỏ hơi nước trong N được hỗn hợp N’ chỉ gồm các chất hữu cơ. Chia hỗn hợp N’ thành hai phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 1,875 mol O2, sau phản ứng thu được H2O và 1,35mol CO2.

- Phần hai cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag.

Giá trị của a là

A. 32,4. B. 46,8. C. 43,2. D. 64,8.

Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 1,609 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Fe và Al vào 40 ml dung dịch HCl 7,3% (D = 1,10 g/ml) được dung dịch Y. Cho 700 ml dung dịch AgNO3 0,2M vào dung dịch Y, khuấy kĩ thì chỉ thu được phần kết tủa và phần dung dịch Z. Cô cạn phần dung dịch Z rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,779. B. 3,294. C. 8,264. D. 13,583.

Câu 13: Cho các chất sau: axit stearic; trioleoylglixerol; glixerol; saccarozơ. Chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là

A. axit stearic. B. saccarozơ. C. glixerol. D. trioleoylglixerol.

Câu 14: Cho dung dịch HNO2 0,01M. Độ điện li của HNO2 tăng lên khi thêm vào dung dịch HNO2 chất nào sau đây?

A. H2SO4 loãng. B. H2O. C. CH3COOH. D. NaNO2.

Câu 15: Tyrozin (Tyr) là một α-amino axit chứa nhân benzen, công thức cấu tạo là HOC6H4CH2CH(NH2)COOH. Dung dịch chứa 1,0 mol Tyr có thể tác dụng với tối đa

A. 2,0 mol H2SO4 (loãng). B. 1,0 mol NaOH.

C. 1,0 mol Ca(OH)2. D. 2,0 mol HCl.

Câu 16: Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. Be2+ và Ba2+. B. Ca2+ và Ba2+. C. Be2+ và Mg2+. D. Ca2+ và Mg2+.

Câu 17: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau: FeCl2, FeCl3, NaCl, AlCl3 và Al2(SO4)3 chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch AgNO3.

Câu 18: Trong nhóm kim loại kiềm (nhóm IA), khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì bán kính nguyên tử kim loại kiềm

A. biến thiên không theo qui luật. B. tăng dần.

C. giảm dần. D. không thay đổi.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Từ sản phẩm của phản ứng giữa glucozơ với anhiđrit axetic (dư) trong piriđin có thể chứng minh glucozơ có 5 nhóm –OH trong phân tử.

(b) Trong công nghiệp, glucozơ được chuyển hoá từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

(c) Phân tử fructozơ có nhóm anđehit nên dung dịch fructozơ cho phản ứng tráng bạc.

(d) Saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(đ) Trong phân tử amilopectin, các gốc α-glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit.

(e) Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như benzen, etanol.

(g) Xenlulozơ được dùng để chế tạo thuốc súng không khói và phim ảnh.

Số phát biểu đúng là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí (trong đó có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí) và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 0,76 mol. B. 0,70 mol. C. 0,77 mol. D. 0,63 mol.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1C; 2D; 3C; 4B; 5D; 6B; 7D; 8B; 9A; 10C

11D; 12A; 13D; 14B; 15C; 16D; 17A; 18B; 19B; 20A

21D; 22C; 23D; 24C; 25A; 26A; 27A; 28A; 29A; 30D

31B; 32B; 33C; 34C; 35C; 36B; 37D; 38B; 39C; 40A

41C; 42B; 43A; 44A; 45C; 46D; 47D; 48A; 49B; 50A

Đánh giá bài viết
1 2.658
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm