Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, được làm trong thời gian 90 phút. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn củng cố và luyện tập hiệu quả trước kì thi. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM

THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: HÓA HỌC (Dành cho khối lớp A1, A2)

(Thời gian làm bài: 90' không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ: 357

Câu 1: Cho một anđehit mạch hở, biết rằng V lít hơi X tác dụng vừa hết 3V lít hiđro (Ni, t0) thu được hơi chất Y. Hóa lỏng Y rồi cho tác dụng hết với Na dư thấy thoát ra một V khí bằng V hơi của X ban đầu. Biết các khí và hơi được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức tổng quát của X là:

A. CnH2n-2(CHO)2 B. CnH2n(CHO)2
C. CnH2n-1CHO D. CnH2n-1(CHO)3

Câu 2: 8,85 gam hỗn hợp gồm 3 amin propylamin, etyl metylamin, trimetylamin tác dụng vừa đủ với V ml HCl 1M. giá trị của V là:

A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 ml

Câu 3: Một chất béo có chỉ số axit = 7, chỉ số xà phòng hóa = 196. Đun nóng 100 gam chất béo đó với dd NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu bao gam glyxerol:

A. 9,38 gam B. 10,35 gam C. 11,5 gam D. 11.04 gam

Câu 4: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3; MgO; ZnO tan vừa đủ trong 300 ml H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat tạo ra là:

A. 4,86 gam B. 3,81 gam C. 4,81 gam D. 5,21 gam

Câu 5: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí làm quỳ tím chuyển xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 9,4 gam B. 8,2 gam C. 10,8 gam D. 9,6 gam

Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không tạo kết tủa:

A. Cho từ từ nước NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3
B. Cho K vào dung dịch CuSO4
C. Cho Na vào dung dịch Ba(HCO3)2
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch loãng Ba(OH)2

Câu 7: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là:

X: 1s22s22p63s1 Y: 1s22s22p63s2 Z: 1s22s22p63s23p1

Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tăng dần tính bazo là:

A. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH B. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)2 < Y(OH)3 < XOH

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dung dịch brom
B. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng Hiđro
C. Dung dịch Phenol làm quỳ tím hóa đỏ, còn dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh
D. Phenol là axit, còn anilin là bazơ

Câu 9: Trong cốc A có chứa nước gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,01 mol Ca2+; 0,01 mol Cl- và X mol HCO3-. Tìm giá trị X và loại nước trong cốc

A. 0,06 và nước cứng tạm thời B. 0,05 và nước cứng tạm thời
C. 0,06 và nước cứng toàn phần D. 0,05 và nước cứng toàn phần

Câu 10: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy... là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Thành phần hóa học chủ yếu có trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:

A. NO2, CO2, CO B. NO, NO2, SO2 C. SO2, CO, NO3 D. SO2, CO, NO

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin và 1 mol phelylalanin. Thủy phân không hoàn toàn X được đipeptit: Val-Phe và Tripeptit: Gly-Ala-Val không thu được Gly-Gly. X là:

A. Gly-Ala-Val-Phe-Gly B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val
C. Gly-Ala-Val-Val-Phe D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Câu 12: Dãy chất nào sau đây được xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?

A. CH3COOH, CH3COOCH3, CH3CH2OH B. CH3COOCH3, CH3CH2OH, CH3COOH
C. CH3CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH3 D. CH3COOH, CH3CH2OH, CH3COOCH3

Câu 13: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol Vinylaxetilen và 0,4 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (có xúc tác Niken) một thời gian, thu được hh Y có tỉ khối so với H2 = 10. Nếu dẫn hh Y qua dd Br2 thì khối lượng Br2 tham gia phản ứng là:

A. 8 gam B. 0 gam (không phản ứng)
C. 16 gam D. 24 gam

Câu 14: Etilen có lẫn tạp chất SO2 và CO2 và hơi H2O. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào sau đây:

Cho hỗn hợp qua bình đựng:

A. Dung dịch NaOH dư và bình đựng CaO B. Dung dịch NaCl dư
C. Dung dịch Br2 dư D. Dung dịch Br2 dư và bình đựng H2SO4 đặc

Câu 15: Có 7 dung dịch KCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Chỉ dùng 1 kim loại có thể phân biệt được hết các dung dịch thì kim loại là:

A. Mg B. Ba C. Na D. Al

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm