Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3) gồm 4 bộ đề thi thử có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển thi Đại học, Cao đẳng 2016. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lê Lợi, Thanh Hóa

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 5

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2015-2016

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 139

Câu 1: Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Hóa chất trong bình 1 và bình 2 lần lượt là

A. dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.

B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa.

C. nước cất và dung dịch H2SO4 đặc.

D. dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch KOH đậm đặc.

Câu 2: Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: OH- + HCO3- → CO32- + H2O

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 3: Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi

A. dùng axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp.

B. dùng axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp.

C. dùng axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp.

D. dùng axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp.

Câu 4: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là

A. Fe, Cu, Ag. B. Ba, Ag, Au. C. Mg, Zn, Cu. D. Al, Fe, Cr.

Câu 5: Công thức hóa học của metyl axetat là

A. CH3COO-C2H5. B. CH3COO-C2H5. C. HCOO-CH3. D. CH3COO-CH3.

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; (2) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; (3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3) và HNO3; (4) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; (5) Để miếng gang ngoài không khí ẩm; (6) Cho lá sắt vào dung dịch MgSO4. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 7: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Trong nguyên tử, số lượng hạt nơtron luôn bằng số lượng hạt electron.

B. Liên kết trong phân tử Cl2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng dần.

D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.

Câu 8: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch AgNO3/NH3 (t0C). B. Cu(OH)2/OH-

C. (CH3CO)2O. D. nước brom.

Câu 9: Cho các polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco. Số polime thiên nhiên là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

Câu 10: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. Cu(OH)2 → CuO + H2O. B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.

C. CaCO3 → CaO + CO2. D. NaHCO3 → NaOH + CO2.

Câu 11: Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X là

A. PbS. B. Na2S. C. CuS. D. FeS.

Câu 12: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 (đun nóng nhẹ)?

A. Etilen. B. Benzen. C. Axetilen. D. Toluen.

Câu 13: Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch xanh lam.

B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ.

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước.

Câu 14: Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng

A. dung dịch NaOH và nước. B. dung dịch HCl và nước.

C. dung dịch amoniac và nước. D. dung dịch NaCl và nước.

Câu 15: Ấm đun nước sau khi sử dụng một thời gian thường có lớp cặn bám vào đáy. Để xử lý lớp cặn này, người ta dùng

A. dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng. B. rượu hoặc cồn.

C. nước chanh hoặc dấm ăn. D. nước muối.

Câu 16: Cho các dung dịch: NaOH, KNO3, NH4Cl, FeCl3, H2SO4, Na2SO4. Số dung dịch có khả năng làm đổi màu quỳ tím là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 17: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O. Chất X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 18: Số amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 19: Cho phản ứng HCl + KMnO4 → KCl + Cl2 + MnCl2 + H2O.

Tổng hệ số (số nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là

A. 35. B. 34. C. 32. D. 37.

Câu 20: Cho các chất sau: isopren, stiren, etilen, butan, benzen, toluen. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

1

A

11

B

21

A

31

C

41

A

2

C

12

B

22

C

32

C

42

D

3

A

13

B

23

D

33

C

43

D

4

A

14

B

24

D

34

C

44

A

5

D

15

C

25

B

35

B

45

A

6

D

16

D

26

B

36

D

46

D

7

A

17

A

27

A

37

D

47

C

8

D

18

B

28

C

38

C

48

C

9

C

19

A

29

A

39

B

49

C

10

D

20

B

30

C

40

B

50

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm