Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1) là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án đi kèm. VnDoc.com hy vọng đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối A, khối B hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 90 phút. | Mã đề: 135 |
Biết nguyên tử khối các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 2: Dùng chất nào sau đây phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng phương pháp hóa học?
A. Dung dịch HCl. B. Nước vôi trong. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch nước brom.
Câu 3: Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách có hiệu quả nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm:
A. Giấm ăn. B. Kiềm. C. Dung dịch HCl. D. Nước.
Câu 4: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh:
A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ. B. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.
C. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng. D. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây không thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. Axit ascorbic (C6H8O6). B. Saccarozơ (C12H22O11).
C.Canxicacbonat (CaCO3). D. Naphtalen (C10H8).
Câu 6: Đốt cháy 2,92 gam hỗn hợp hai ankan A, B thu được 0,2 mol CO2. Biết tỉ lệ số mol nA : nB = 2 : 7. Công thức phân tử của A và B lần lượt là
A. C2H6 và C5H12. B. C2H6 và C7H16. C. CH4 và C4H10. D. CH4 và C5H12.
Câu 7: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là
A. propan-1-ol. B. butan-1-ol. C. butan-2-ol. D. pentan-2-ol.
Câu 8: Cho 2,25 gam axit cacboxylic A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch KOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là
A. CH2(COOH)2. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. (COOH)2.
Câu 9: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở (đều chứa C, H, O) và có cùng phân tử khối là 60. Cả ba chất đều phản ứng với Na giải phóng H2. Khi oxi hóa X (có xúc tác thích hợp) tạo ra X1 – có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Y tác dụng được với NaOH còn Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z lần lượt là:
A. (CH3)2CHOH, CH3COOH, HCOOCH3. B. (CH3)2CHOH, HCOOCH3, HOCH2CHO.
C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3OC2H5. D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, HOCH2CHO.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phenol (C6H5OH) phản ứng được với dung dịch NaOH, tạo ra muối và nước.
B. phân tử phenol có nhóm –OH.
C. phân tử phenol có vòng benzen.
D. phenol có tính bazơ.
Câu 11: Axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật ... Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C6H5COOH. D. (COOH)2.
Câu 12: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì ... có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:
A. (C6H12O6)n. B. (C12H22O11)n. C. (C6H10O5)n. D. (C12H24O12)n.
Câu 13: Chất được làm nguyên liệu trong quy trình tráng gương, tráng ruột phích trong công nghiệp là
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Mantozơ.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 15: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 16: Hợp chất etylamin là
A. amin bậc I. B. amin bậc IV. C. amin bậc II. D. amin bậc III.
Câu 17: Để thu được poli(vinylancol): (-CH2-CH(OH)-)n người ta tiến hành:
A. Thủy phân poli(vinylaxetat) trong môi trường kiềm. B. Trùng ngưng glyxin.
C. Trùng hợp ancol acrylic. D. Trùng hợp ancol vinylic.
Câu 18: Cho các dãy chuyển hóa: . Các chất X và Y:
A. lần lượt là ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
B. lần lượt là ClH3NCH2CH2COONa và ClH3NCH2COONa.
C. lần lượt là ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.
D. đều là ClH3NCH2COONa.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol không tham gia phản ứng thế.
(c) Nitro benzen phản ứng với HNO3 bốc khói (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
(e) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen.
(f) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là các chất khí ở điều kiện thường.
(g) Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinylclorua).
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 20: Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đáp án mã đề 135
1 | A | 11 | C | 21 | B | 31 | C | 41 | B |
2 | D | 12 | C | 22 | A | 32 | D | 42 | A |
3 | B | 13 | A | 23 | D | 33 | C | 43 | B |
4 | A | 14 | D | 24 | C | 34 | C | 44 | C |
5 | C | 15 | C | 25 | D | 35 | A | 45 | D |
6 | C | 16 | A | 26 | B | 36 | B | 46 | A |
7 | B | 17 | A | 27 | A | 37 | C | 47 | A |
8 | D | 18 | C | 28 | D | 38 | D | 48 | C |
9 | D | 19 | D | 29 | C | 39 | A | 49 | B |
10 | D | 20 | D | 30 | D | 40 | B | 50 | A |