Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016. Mời các bạn tham khảo.

Các bài ôn thi đại học môn Hoá

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Tuyển chọn và giải chi tiết đề thi THPT Quốc gia 2015 môn Hóa học

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016- LẦN I

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40;Rb=85,5; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137).

Câu 1: Cho 3 chất X,Y, Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 trong NaOH lắc đều và quan sát thì thấy: Chất X thấy xuất hiện màu tím, chất Y thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh nhạt, chất Z thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần lượt là:

A. Protein, CH3CHO, saccarozơ. B. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, HCOOH, saccarozơ. D. Lòng trắng trứng, C2H5COOH, glyxin.

Câu 2: Hợp chất tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng là:

A. anđehit axetic. B. glucozơ. C. alanin. D. anilin

Câu 3: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là:

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 4: Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu là:

A. 0,075M. B. 0,1M. C. 0,05M. D. 0,15M.

Câu 5: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. vàng. B. xanh tím. C. nâu đỏ. D. hồng.

Câu 6: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối vô cơ Y và khí Z (chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Phân tử khối của Z là:

A. 31. B. 45. C. 46. D. 59.

Câu 7: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong:

A. Dầu hỏa. B. Dung dịch NaOH. C. Nước. D. Dung dịch HCl.

Câu 8: Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi?

A. Tinh bột. B. Amilopectin. C. Xelulozơ. D. Amilozơ.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo thu được muối của axit béo và ancol.
(2) Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic với ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng (như tristearin...) hoặc rắn (như triolein...).
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 10: Chất có tính lưỡng tính là:

A. NaNO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. NaOH.

Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch chứa y mol Na2CO3 thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch A thu được 5 gam kết tủa. Giá trị x, y lần lượt là:

A. 0,20 và 0,15. B. 0,15 và 0,10. C. 0,10 và 0,05. D. 0,10 và 0,075.

Câu 12: Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. C2H5OH. B. CH3CHO. C. CH3OCH3. D. CH3COOH.

Câu 13: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là:

A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Protein. D. Xenlulozơ.

Câu 14: Dùng khí H2 để khử hoàn toàn a gam oxit sắt. Sản phẩm hơi tạo ra cho qua 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng trên cho tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của oxit sắt là:

A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. FeO2.

Câu 15: Ở nhiệt độ cao, khí khử được oxit nào sau đây?

A. MgO. B. CaO. C. Al2O3. D. CuO.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1. B

2. D

3. D

4. A

5. B

6. A

7. A

8. C

9. A

10. C

11. B

12. D

13. C

14. B

15. D

16. C

17. A

18. D

19. C

20. B

21. D

22. D

23. C

24. D

25. C

26. B

27. A

28. B

29. C

30. C

31. D

32. B

33. D

34. B

35. B

36. A

37. B

38. B

39. D

40. B

41. C

42. C

43. A

44. D

45. C

46. A

47. A

48. A

49. A

50. B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm