Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Lý Thường Kiệt Bình Thuận
Đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Lý Thường Kiệt Bình Thuận được VnDoc tổng hợp biên soạn hướng dẫn chi tiết đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa. Hy vọng giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu luyện tập cũng như rèn luyện kĩ năng giải đề thi.
Mời các bạn tham khảo một số đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa trên cả nước:
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Nguyễn Khuyến Tp HCM
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh
Bộ đề thi thử THPT quốc gia năm 2020 môn Hóa Hay Chọn Lọc Có đáp án
BỘ GD VÀ ĐT BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT (Đề thi có 04 trang) | KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 (Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Họ, tên thí sinh: ...........................................................................
Số báo danh: ...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.
Các khí đều đo ở đktc
Câu 41: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe
B. Na
C. Ag
D. Cu
Câu 42: Khi cho este E có công thức phân tử C3H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được muối và etanol. Este E có tên gọi là
A. Metyl propionat
B. Etyl axetat
C. Metyl axetat
D. Etyl fomat
Câu 43: Hòa tan hết 1,92 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được lít khí H2 (đktc). Kim loại R là
A. Zn
B. Fe
C. Ca
D. Mg
Câu 44: Al(OH)3 không tan được trong dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. HCl
B. NaCl
C. Ba(OH)2
D. HNO3
Câu 45: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ capron
B. Tơ tằm
C. Tơ nilon-6
D. Tơ visco
Câu 46: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen
B. Metan
C. Toluen
D. Axetilen
Câu 47: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào dưới đây?
A. Fe(OH)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe2(SO4)3
D. Fe2O3
Câu 48: Chất nào sau đây được dùng để làm được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. KCl
B. Na2SO4
C. HNO3
D. Na2CO3
Câu 49: Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2-3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất không thể là
A. Glixerol
B. Saccarozơ
C. Etylen glicol
D. Etanol
Câu 50: Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt
nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe
B. Cu
C. Ag
D. Al
Câu 51: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O)
B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O
C. Đá vôi (CaCO3)
D. Vôi sống (CaO)
Câu 52: Dùng Al dư khử hoàn toàn 6,2 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là
A. 3,16 gam
B. 2,80 gam
C. 4,48 gam
D. 2,24 gam
Câu 53: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. H2S và N2
B. CO2 và O2
C. SO2 và NO2
D. NH3 và HCl
Câu 54: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3?
A. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
C. Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
D. Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 + 2NH3 + 2H2O
Câu 55: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 56: Công thức của triolein là
A. (C2H5COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C17H33COO)3C3H5
D. (HCOO)3C3H5
Câu 57: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(vinyl clorua)
B. Poli(metyl metacrylat)
C. Poli(etylen teraphtalat)
D. Polibutadien
Câu 58: Trong các ion kim loại sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Ag+
B. Mg2+
C. Fe2+
D. Al3+
Câu 59: Số nguyên tử hidro trong phân tử saccarozơ là
A. 11
B. 12
C. 22
D. 6
Câu 60: Chất X có công thức Fe(OH)2. Tên gọi của X là
A. sắt (III) hidroxit
B. sắt (II) oxi
C. sắt (II) hidroxit
D. sắt (III) oxi
Câu 61: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2?
A. HCl
B. Na2SO4
C. KCl
D. KNO3
Câu 62: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ba
B. Na
C. Fe
D. Al
Câu 63: Dung dịch của chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. CH3-CH(NH2)-COOH
B. CH3NH2
C. NH2CH2COOH
D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
Câu 64: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Alanin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa
B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure
C. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ
D. Phân tử Gly-Ala-Val có bốn nguyên tử oxi
Câu 65: Chất X mạch hở không phân nhánh có công thức phân tử C6H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)Y + Z + H2O
(b) Y + H2SO4 → Na2SO4 + T
(c) Z + O2 \(\overset{enzim }{\rightarrow}\)CH3COOH + H2O
Cho các phát biểu sau:
(1) chất X phản ứng được Na, giải phóng khí H2
(2) chất T có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi
(3) Trong phân tử chất Y có 2 nhóm CH2
(4) Chất Z không tan trong nước
(5) Chất T có đồng phân hình học
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 66: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol
(b) Nhỏ dung dịch iot vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím
(c) Để rửa sạch anilin bám trong ống nghiệm ta dùng dung dịch HCl loãng
(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương
(e) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 67: Thủy phân 24,36 gam Gly-Ala-Gly trong dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 41,82
B. 37,50
C. 40,42
D. 38,45
Câu 68: Cho các chất: metylamin, xenlulozơ, vinyl axetat, glyxin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 69: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học
C. Kim loại Cu khử được ion Fe3+ trong dung dịch
D. Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu
Câu 70: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2
(b) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3
(c) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư
(d) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư
(e) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2
Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 71: Cho các chất: Cu, NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Mg. Số chất trong dãy phản ứng được
với dung dịch Fe(NO3)2?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 72: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong, thu được 275 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun kĩ dung dịch Y thu thêm 50 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 375.
B. 750.
C. 350.
D. 555.
Câu 73: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. saccarozơ và glucozơ
B. glucozơ và sobitol.
C. fructozơ và sobitol.
D. glucozơ và fructozơ.
Câu 74: Hỗn hợp T gồm ha este X, Y, Z mạch hở (Mx < MY < Mz). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Y là
A. 6,52%.
B. 7,75%.
C. 8,93%.
D. 9,38%.
Câu 75: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc
B. Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước
nóng
C. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm OH
D. Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit
Câu 76: Một mẫu muối FeCl2.6H2O ( có khối lượng m gam) được hòa tan hết bằng nước thành 100ml dung dịch X. Trong quá trình bảo quản, mẫu muối FeCl2.6H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp Y chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ Y trong nước thu được 100ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với X và Y:
Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào 50ml dung dịch X, thu được 1,975 gam kết tủa
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 50ml dung dịc Y, thu được dung dich. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,04M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 72ml
Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là
A. 2,35 và 7%
B. 4,70 và 44%
C. 2,35 và 12%
D. 4,70 và 12%
Câu 77: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và b mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 25,86 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearate. Giá trị của b là
A. 1,02.
B. 1,32.
C. 1,52
D. 1,25
Câu 78: Hòa tan hoàn toàn 8,976 gam hỗn hợp X gồm Cu, FeS2, FeS và Cu2S trong 864 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được a gam dung dịch Y và 0,186 mol một chất khí thoát ra. Cho a gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 11,184 gam kết tủa. Mặt khác, a gam dung dịch Y phản ứng tối đa với m gam Fe. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 17,304
B. 8,412
C. 16,464
D. 12,936.
Câu 79: Cho từ từ từng giọt dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch chứa a mol Al2(SO4)3 và b mol Na2SO4. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (n mol) được biểu diễn theo đồ thị bên
Tỉ lệ a:b tương ứng là
A. 2:5
B. 2:3.
C. 1:2.
D. 1:1
Câu 80: Hỗn hợp X gồm metyl aminoaxetat (NH2-CH2-COOCH3), axit glutamic và vinyl fomat. Hỗn hợp Y gồm etilen và metylamin. Để đốt cháy hoàn toàn x mol X và y mol Y thì tổng số mol O2 cần dùng vừa đủ là 2,28 mol; thu được H2O, 0,2 mol N2 và 1,82 mol CO2. Mặt khác, để phản ứng hết với x mol X cần vừa đủ V ml dung dịch KOH 2M đun nóng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 400
B. 125
C. 500
D. 250
----------- HẾT ----------
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Lý Thường Kiệt Bình Thuận được đánh giá khá hay và nhiều câu hỏi khó. Vẫn đảm bảo bám sát cấu trúc nội dung các năm trước, giúp đánh giá đúng năng lực phân loại. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.