Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2: Sử dụng đèn học

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2: Sử dụng đèn học trang 10, 11, 12, 13 là tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, dễ dàng trả lời câu hỏi trong SGK môn Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức.

Khởi động

Giải Công nghệ lớp 3 trang 10 Câu hỏi: Nói cho mình cách sử dụng đèn học với nhé?

Trả lời:

Cách sử dụng đèn học:

- Bước 1: Đặt đèn ở vị trí phù hợp

- Bước 2: Bật đèn

- Bước 3: Điều chỉnh độ cao và hướng chiếu sáng của đèn

- Bước 4: Tắt đèn khi không sử dụng

1. Vai trò của đèn học

1.1 Khám phá

Câu 1: Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết bạn nhỏ đang sử dụng đèn học để làm gì?

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2

Trả lời:

Hình 1: bạn nhỏ sử dụng đèn học để viết bài.

Câu 2: Nếu được chọn một chiếc đèn học có trong Hình 2, em sẽ chọn đèn nào? Tại sao?

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2

Trả lời:

Nếu được chọn một chiếc đèn trong Hình 2, em sẽ chọn chiếc đèn a: đèn màu vàng.

Lí do: màu vàng là màu yêu thích của em.

2. Một số bộ phận chính của đèn học

2.1 Khám phá

Câu 1: Em hãy quan sát Hình 3 và gọi tên các bộ phận tương ứng của đèn học theo bảng dưới đây.

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2

Trả lời:

Tên các bộ phận tương ứng của đèn:

Vị trí

Tên bộ phận

1

Chụp đèn

2

Thân đèn

3

Dây nguồn

4

Bóng đèn

5

Đế đèn

6

Công tắc

Câu 2: Những mô tả về tác dụng sau đây tương ứng với bộ phận nào của đèn học?

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2

Trả lời:

Những mô tả về tác dụng sau đây tương ứng với bộ phận của đèn học là:

Vị trí

Tác dụng

Tên bộ phận

a

Bật và tắt đèn

Công tắc

b

Phát ra ánh sáng

Bóng đèn

c

Bản vệ bóng đèn, tập trung ánh sáng và chống mỏi mắt

Chụp đèn

d

Điều chỉnh hướng chiếu sáng của đèn

Thân đèn

e

Giữ cho đèn đứng vững

Đế đèn

g

Nối đèn học với nguồn điện

Dây nguồn

2.2 Luyện tập

Em cùng bạn quan sát và gọi tên những bộ phận chính của một chiếc đèn học?

Trả lời:

Quan sát và gọi tên những bộ phận chính của chiếc đèn học:

  • Bóng đèn
  • Chụp đèn
  • Thân đèn
  • Đế đèn
  • Công tắc
  • Dây nguồn

3. Sử dụng đèn học đúng cách và an toàn

3.1 Khám phá

Em hãy sắp xếp các bước trong Hình 4 theo thứ tự hợp lí khi sử dụng đèn học?

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2

Trả lời:

Sắp xếp các bước trong Hình 4 theo thứ tự hợp lí khi sử dụng đèn học:

  • Bước 1: Đặt đèn ở vị trí phù hợp (Hình a)
  • Bước 2: Bật đèn khi sử dụng (Hình d)
  • Bước 3: Điều chỉnh độ cao và hướng chiếu sáng của đèn (Hình c)
  • ước 4: Tắt đèn khi không sử dụng (Hình b)

3.2 Luyện tập

Em cùng bạn thực hành các bước sử dụng đèn học.

Trả lời:

Các bước sử dụng đèn học là:

  • Bước 1: Đặt đèn ở vị trí phù hợp
  • Bước 2: Bật đèn
  • Bước 3: Điều chỉnh độ cao và hướng chiếu sáng của đèn
  • Bước 4: Tắt đèn khi không sử dụng

3.3 Khám phá

Em hãy cho biết tại sao các tình huống sử dụng đèn học trong Hình 5 là mất an toàn?

Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2

Trả lời:

Giải thích lí do các tình huống sử dụng đèn học trong Hình 5 là mất an toàn:

- Hình a: Đặt đèn trên bàn ướt dễ bị giật điện do nước truyền điện, gây nguy hiểm.

- Hình b: Giật dây nguồn dễ gây mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện.

- Hình c: Khi đèn đang phát sáng, nhiệt độ của bóng đèn rất cao, sờ tay vào bóng sẽ gây bỏng.

- Hình d: Đèn học chiếu thẳng ánh sáng vào mắt gây lóa và hại mắt.

3.4 Vận dụng

Em chia sẻ với bạn:

  • Hình dáng và màu sắc của chiếc đèn học mà em yêu thích
  • Cách sử dụng đèn học đúng cách và an toàn.

Trả lời:

Chiếc đèn học yêu thích của em cao khoảng 40cm, được làm bằng nhựa cứng và có màu xanh ngọc. Chụp đèn giống hình cái loa, đế đèn tròn và công tắc kiểu nút nhấn.

Cách sử dụng đèn học đúng cách và an toàn:

  • Đặt đèn học ở vị trí chắc chắn, khô ráo: trên mặt bàn học,...
  • Không tắt đèn bằng cách giật dây nguồn.
  • Không sờ tay vào bóng đèn khi đèn đang sáng để tránh nguy cơ bị bỏng, giật điện,...
  • Điều chỉnh hướng chiếu sáng để ánh sáng không gây chói mắt.
  • Nhờ người lớn thay mới bóng đèn khi có ánh sáng yếu, nhấp nháy hoặc có dấu hiệu cháy bóng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Công nghệ lớp 3 Kết nối

    Xem thêm