Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đường tăng Hỏi Chung

Em hãy cho biết, đèn biển nào sau đây nằm ở vị trí xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam

Câu 2: Đèn biển được dùng để đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, các lối an toàn vào cảng cho tàu, thuyền. Ngoài vẻ đẹp của công trình kiến trúc độc đáo, những ngọn đèn biển còn chứa đựng nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, địa lý.

Đáp án cuộc thi Sưu tầm và tìm hiểu tem bưu chính

4
4 Câu trả lời
  • ebe_Yumi
    ebe_Yumi

    Mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5 m so với nền nhà, 110 m so mực nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển. Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam.

    Vậy Đèn biển Đại Lãnh (Phú Yên) nằm ở vị trí xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam

    Trả lời hay
    29 Trả lời 10/01/22
    • Vợ tui
      Vợ tui

      Mũi Đại Lãnh là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam

      1. Đèn biển Diêm Điền Thái Bình

      - Vị trí: Nằm ở bờ Bắc cửa sông Diêm Hộ thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình;

      - Tác dụng: Đèn báo cửa, báo vị trí cửa sông Diêm Hộ, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Thái Bình định hướng ra vào cảng Diêm Điền.

      2. Đèn biển Lý Sơn Quảng Ngãi

      - Vị trí: Nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn, thuộc xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

      - Tác dụng: Đèn độc lập, báo vị trí đảo Lý Sơn, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi định hướng và xác định vị trí của mình.

      3. Đèn biển Đại Lãnh Phú Yên

      Mũi Đại Lãnh thuộc thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Hải đăng Đại Lãnh được xây dựng năm 1890 sau đó do chiến tranh nên hải đăng tạm ngừng hoạt động. Đến năm 1997, hải đăng mới được khôi phục và hoạt động trở lại. Hải đăng có tác dụng chỉ vị trí Mũi Đại Lãnh, Tuy Hòa, Phú Yên. Hải đăng độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phú Yên định hướng và xác định vị trí của mình.

      Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5 m so với nền nhà, 110 m so mực nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển. Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam.

      4. Đèn biển Kê Gà Bình Thuận

      Mũi Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Nếu bạn là một người đam mê du lịch bụi, hành trình bằng xe máy bạn sẽ cảm thấy cực “phiêu” với cung đường đầy nắng gió, một bên là biển một bên là núi, bên là rừng điều và thanh long. Từ TP.HCM, có 2 cách để đến Mũi Kê Gà: đi QL1A rồi rẽ vào đường tỉnh 712 (trạm thu phí Sông Phan); đến TP.Bà Rịa, theo Quốc lộ 55, rẽ vào đường tỉnh 719.

      Trả lời hay
      20 Trả lời 10/01/22
      • Bông cải nhỏ
        Bông cải nhỏ

        Chọn con tem thứ 3 mũi Đại Lãnh nha

        Trả lời hay
        11 Trả lời 10/01/22
        • Xử Nữ
          Xử Nữ

          Đèn biển Đại Lãnh, mình thấy ở đây họ cũng giải vậy

          https://vndoc.com/dap-an-cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh-252728

          Trả lời hay
          5 Trả lời 10/01/22

          Hỏi Chung

          Xem thêm