Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Thiên Bình GDCD Lớp 6

Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kỹ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm

Giáo dục công dân 6 bài 7 Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Vận dụng 1 trang trang 34 sách GDCD 6 Kết nối tri thức

6
6 Câu trả lời
  • Ỉn
    Ỉn

    Tuyên truyền kỹ năng ứng phó với khi bị bắt cóc

    1. Không bắt chuyện với người lạ

    Cha mẹ cần dạy trẻ kĩ năng này và cho trẻ biết khi có một ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người khác như: cảnh sát, nhân viên cửa hàng, người đi đường,… để nhờ sự giúp đỡ.

    2. Không nhận quà của người lạ

    Cần dạy trẻ không được nhận quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, lời rủ đi công viên, trung tâm vui chơi,… của người lạ. Để đề phòng những món quà, bánh kẹo đó có tẩm thuốc mê, trẻ ngửi hoặc ăn vào sẽ bị kẻ xấu bắt đi, cha mẹ nên dạy trẻ không nhận bất kỳ món quà nào của người lạ và từ chối khéo rằng “Ba mẹ cháu không cho phép nhận”. sau đó trẻ hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc bảo vệ đứng để tránh bị người lạ tiếp tục dụ dỗ.

    3. Kêu to khi có người lạ kéo hoặc bắt đi

    Trong trường hợp trẻ bị lôi đi, dạy trẻ cần kêu khóc thật to để mọi người biết và giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con. Cha mẹ nên nhắc đi nhắc lại trường hợp này hằng ngày, cho trẻ thực tập thử.

    4. Đề phòng thất lạc chỗ đông người

    Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.

    5. Khi ở nhà một mình không được cho người lạ vào nhà

    Khi cha mẹ phải đi làm mà một mình trẻ ở nhà, cần khóa kỹ cửa, cổng. Có thể giao cho trẻ chìa khóa, nhưng dặn dò không được tiếp chuyện hay mở cửa cho người lạ vào nhà, dù bất cứ lý do gì. Dặn trẻ không được bỏ nhà đi chơi. Nếu có người lạ tìm đến nhà, lấy lý do công việc hoặc là bạn của bố mẹ để xin vào nhà, cần gọi điện ngay cho bố mẹ thông báo và bảo họ lúc khác quay lại. Tuyệt đối không đứng gần cửa ra vào để nói chuyện với khách, đề phòng bị thôi miên, đầu độc, dụ dỗ mở cửa. Tình huống khẩn cấp có thể gọi điện 113 báo công an.

    6. Luôn luôn nhớ số điện thoại của cha mẹ

    Để không bối rối trong trường hợp trẻ bị lạc, hãy giúp trẻ nhớ thật chính xác số điện thoại của cha mẹ để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì trẻ có thể nhờ bảo vệ, công an, … gọi điện về cho ba mẹ. Ít nhất trẻ phải nhớ được hai số điện thoại của người thân trong gia đình. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin khi gặp trường hợp nguy hiểm.

    7. Tránh bị lừa qua mạng Internet

    Càng ngày càng nhiều trẻ sử dụng internet và đặc biệt là từ rất sớm. Bạn hãy dạy trẻ không được công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, bao gồm: họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học. Chỉ cần với những thông tin này, một kẻ lạ mặt có thể đóng vai một người bạn đáng tin tưởng và dễ dàng tiếp cận con bạn với những mục đích xấu.

    8. Đón trẻ đúng giờ

    Với các trẻ nhỏ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, các bậc phụ huynh nên đón trẻ đúng giờ, tránh đón trẻ muộn sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu hành động. Gia đình và nhà trường cần thống nhất việc đưa đón trẻ, giờ giấc và người đưa đón. Nếu phụ huynh nhờ người đưa đón hộ cần gọi điện báo trước với giáo viên. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên nhờ vả bạn bè, người quen đón trẻ, mà chỉ nhờ người thân trong gia đình để phòng tránh nguy cơ xảy ra bắt cóc.

    Trả lời hay
    28 Trả lời 24/12/21
  • Vợ tui
    Vợ tui

    Tuyên truyền phòng chống hỏa hoạn

    1. Làm gì khi gặp hỏa hoạn?

    Xử lý khi gặp hỏa hoạn một cách đơn giản, an toàn mà mọi người cần biết nhằm đem lại hiệu quả giúp hạn chế tối đa các thiệt hại về tài sản và giúp bạn bảo toàn tính mạng bản thân cũng như tác thành viên khác trong gia đình.

    Để xử lý khi gặp hỏa hoạn hiệu quả nhất, bạn cần:

    - Bình tĩnh để xử lý khi gặp hỏa hoạn.

    - Ngay khi phát hiện hỏa hoạn, cần tìm nguồn phát ra đám cháy, định hình việc cần làm để xử lý đám cháy nhanh nhất.

    - Đưa ra các cảnh báo sớm nhất cho mọi người xung quanh về đám cháy đang xảy ra. Bất kể nguồn cháy xuất phát từ đâu, to hay nhỏ đều cần cảnh báo cho mọi người xung quanh về đám cháy bằng cách:

    Sử dụng thiết bị báo cháy khẩn cấp.

    Hô hoán mọi người xung quanh.

    Sử dụng loa phát thanh hoặc loa tòa nhà.

    2. Cô lập vùng cháy

    Cô lập vùng cháy ngay khi có thể được biết là một trong những cách đem lại hiệu quả an toàn và đơn giản khi vùng cháy được cô lập và giới hạn giúp việc chữa cháy diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. Không những thế, đây còn là biện pháp giảm tối đa các thiệt hại do đám cháy gây nên.

    Cô lập vùng cháy bằng cách:

    - Ngắt cầu dao điện, ngắt aptomat. Biện pháp này giúp ngăn chặn đám cháy bùng lớn tới khu vực xung quanh.

    - Nhanh chóng liên hệ với lực lượng phòng cháy chữa cháy 114 qua điện thoại, cung cấp địa chỉ cũng như tình hình đám cháy diễn ra chính xác.

    - Lập tức sơ tán mọi người trong vùng cháy.

    - Có thể thử các biện pháp chữa cháy khi đám cháy chưa lan rộng bằng bình chữa cháy mini trang bị tại nhà, các loại mền sản xuất có công dụng ngăn lửa,...

    - Di chuyển các vật dụng có thể bắt lửa ra xa đám cháy.

    3. Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

    Khi có đám cháy xảy ra, mọi người cần bình tĩnh, vận dụng đúng các kỹ năng thoát hiểm này để bảo vệ sức khỏe và tính mạng:

    - Định hướng rõ ràng cửa chính, cửa phụ của nhà hoặc tòa nhà đang sống. Ngay khi lửa bùng cháy dữ dội, chặn đường ra cửa chính không hốt hoảng, tìm cửa phụ để thoát ra ngoài.

    - Nhanh chóng tạo lối thoát hiểm an toàn, tuyệt đối không cố ôm của cải, giấy tờ hay điện thoại hoặc gọi điện thoại báo cháy vì đám cháy diễn ra rất nhanh, cần nhanh chóng thoát ra ngoài.

    - Rèn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thành viên trong gia đình, người giúp việc.

    Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống và bò vì vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn

    - Nếu ở nhà đất, từ 2 tầng trở lên, nên mua thang có thể vác hoặc di chuyển được để sử dụng khi gặp sự cố và bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ mà không sợ bị ngã. Để thang tại vị trí dễ tìm, mọi thành viên trong gia đình đều cần biết vị trí này.

    - Khi sống trong chung cư hoặc tòa nhà cao tầng, tuyệt đối không di chuyển xuống đất bằng thang máy.

    - Xác định điểm tập trung, nơi an toàn bên ngoài tòa nhà và kiểm tra lại các thành viên trong gia đình xem đã thoát ra ngoài hết chưa.

    - Phòng cháy cần biết, không chỉ lửa mà khói và hơi độc cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Do đó, tránh khói cần bò ra ngoài, vì khói lơ lửng ở trên cao. Nếu có em bé, cần ẵm em bé sát bụng.

    - Nếu tóc hoặc quần áo bị bén lửa, cần nhanh chóng nằm xuống, lăn người qua lại, hướng dẫn trẻ nhỏ kỹ thuật này để quần áo và tóc được dập lửa kịp thời.

    - Kiểm tra cánh cửa có quá nóng không trước khi mở cửa chính. Nếu lửa bùng lên dữ dội, cần thoát ra bằng đường khác như cửa phụ hoặc cửa sổ.

    - Hướng dẫn con cách trú ẩn khi bị kẹt lại trong phòng bằng cách chui xuống gầm giường, nằm sát xuống sàn nhà.

    - Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống và bò vì vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn.

    4. Xử lý khi gặp hỏa hoạn

    Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, một vài lưu ý khi hỏa hoạn xảy ra cần lưu ý như sau:

    - Tính mạng con người là ưu tiên hàng đầu.

    - Thoát ra khỏi đám cháy càng sớm càng tốt.

    - Thông báo cho người xung quanh càng sớm càg tốt.

    - Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có đám cháy xảy ra.

    5. Hạn chế nguy cơ cháy nổ bằng cách nào?

    Những biện pháp xử lý hỏa hoạn ở trên đem lại hiệu quả hữu ích trong việc giúp bạn hạn chế thiệt hại do đám cháy gây ra.

    Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là phòng cháy thay vì chữa cháy. Biện pháp đem lại hiệu quả hạn chế nguy cơ cháy nổ là:

    - Chủ động tắt, rút hết các phích cắm và thiết bị điện ra khỏi ổ điện khi không sử dụng.

    - Bố chí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng an toàn với các chất dễ cháy cần để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

    - Sử dụng bếp gas, bình hơi, đồ dùng điện tử khác cần tuân thủ thực hiện theo quy trình.

    - Không tàng trữ, vận chuyển và mua bán các chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy cấp phép.

    - Khi có sự cố nhanh chóng gọi điện cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

    Hi vọng những thông tin trên đem lại hữu ích giúp bạn và gia đình phòng ngừa cũng như có biện pháp thoát hiểm kịp thời để bảo vệ tính mạng bản thân và các thành viên trong gia đình cũng như người xung quanh khi có hỏa hoạn xảy ra.

    Trả lời hay
    16 Trả lời 24/12/21
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    Chúng ta đều biết, tình trạng đuối nước ở trẻ em nước ta hiện nay đến mức báo động. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ số người chết do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai trên thế giới. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên (khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày).

    Khi vào hè thời tiết nóng nắng, các bạn tự ra ao, sông, hồ,...tắm không có người lớn, dẫn đến những vụ tai nạn hết sức thương tâm, đem đến nỗi đau cho gia đình và người thân. Tai nạn đuối nước do nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như:

    - Nguyên nhân chủ quan:

    + Nhận thức của các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội về các nguy cơ đuối nước của trẻ em chưa được đầy đủ và đúng mức.

    + Bản thân chúng ta cũng không có nhận thức đầy đủ về các nguy cơ đuối nước đang rình rập xung quanh mình.

    - Nguyên nhân khách quan

    + Từ đặc điểm địa hình: Nước ta thống kênh mương, ao hồ tại các vùng nông thôn và thác nước tại các vùng đồi núi cũng được phân bố dày đặc và chằng chịt… …vào mùa mưa, lũ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và an toàn tính mạng của người dân địa phương

    + Từ điều kiện xã hội: công tác truyền thông,giáo dục của các cấp chính quyền địa phương về phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức; đa số các huyện có ít điểm tập bơi, bãi bơi, hồ bơi; người dân tham gia giao thông trên các phương tiện trên mặt nước như ghe, thuyền không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) hoặc các phương tiện không đảm bảo an toàn.

    * Cụ thể một số tình huống dẫn đến đuối nước như:

    - Do không biết bơi

    - Do đi chơi, đi bắt cá, câu cá ở khu vực sông hồ ao biển...không có người lớn trông coi giám sát

    - Do bị chuột rút khi bơi

    - Do không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi bơi

    - Do bị dòng nước xoáy cuốn hoặc nước chảy xiết

    - Do bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi khi tắm biển

    - Do đi tàu, xuồng, thuyền, đò không mặc áo phao

    - Do cứu bạn có nguy cơ đuối nước hoặc bản thân bị đuối nước mà mình không biết bơi hoặc không biết cách cứu đuối

    - Do bị bạn bè kích động, làm những việc nguy hiểm như nhảy cắm đầu xuống nước, bơi và vùng nước chảy xiết...

    - Do sự bất cẩn của người lớn, không cảnh báo nguy hiểm cho mọi người biết khu vực thiếu an toàn hoặc không che chắn , bảo vệ các khu vực có hố sâu nguy hiểm

    * Những điều chúng ta cần ghi nhớ để phòng tránh tai nạn đuối nước như:

    - Tuyên truyền cho các bạn và mọi người xung quanh biết về phòng tránh đuối nước, ý thức cao về đuối nước, tham gia học bơi nếu có điều kiện

    - Không tự ý đi tắm ở các sông, hồ, ao, suối...khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi kèm

    - Không được tắm ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nơi ít có người qua lại

    - Tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu bạn khi bạn đang bị đuối nước (trừ trường hợp mình biết bơi thuần thục và biết cách cứu đuối an toàn) nhanh chóng kêu gọi người lớn đến ứng cứu

    - Tránh xa các công trình xây dựng có nhiều hầm , hố sâu nguy hiểm

    * Một số kĩ năng cứu đuối:

    - Khi bản thân bị đuối nước cần:

    + Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;

    + Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;

    + Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

    - Trường hợp người cứu không biết bơi hoặc bơi không giỏi

    + Kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp

    +Tận dụng các vật dụng: áo, phao, gậy, sào, cuộn dây, dây nịt… để xử lý cứu đuối

    + Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.

    + Nếu có thuyền, chèo đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền hoặc đưa tay, mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy

    - Một số phương pháp thoát hiểm

    + Khi bị nạn nhân nắm cổ tay

    Xoay cho một cạnh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bốn ngón còn lại của nạn nhân. Sau đó giật mạnh, cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm của nạn nhân.

    + Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ

    Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra. Nếu nạn nhân không chịu buông, ta chắp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất bung lên cao.

    + Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau

    Lần tìm đến ngón út của nạn nhân và bẻ ngược mạnh về phía sau, nạn nhân sẽ buông ra ngay tức khắc.

    + Khi đã cứu được nạn nhân lên bờ tiến hành cấp cứu tại chỗ.

    Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân, hà hơi thổi ngạt hô hấp nhân tạo cho nạn nhân… kiên trì thực hiện và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

    Trả lời hay
    6 Trả lời 24/12/21
  • Team Duy Thường
    Team Duy Thường

    Tìm hiểu về những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương nêu cách ứng phó với tình huống đó 

    Trả lời hay
    2 Trả lời 10/01/22
  • Bánh Bao
    0 Trả lời 24/12/21
  • thuận trần chí
    thuận trần chí

    n

    Tuyên truyền kỹ năng ứng phó với khi bị bắt cóc

    0 Trả lời 10/01/22

GDCD

Xem thêm