Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy giải thích về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt”

Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giải thích về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt”

Thực sự ta như biết được rằng cuộc sống của chúng ta hiện nay cũng chính là một chuỗi các sự vật sự việc và con người có liên quan đến nhau. Ta luôn luôn thấy được rằng “con người cũng được coi là tổng hòa của các mối quan hệ”. Chính vì vậy mà cũng có sự liên quan, ràng buộc với nhau. Ông cha ta cũng đã thể hiện được điều này thông qua câu tục ngữ rất đặc sắc và có hình ảnh thật thú vị đó chính là câu “Giận cá chém thớt”.

Ta như thấy được ông cha ta ngày xưa như cũng chỉ dựa trên hình ảnh một người làm cá sau nhiều lần vẫn hạ hụt dao vào con cá, con cá dường như cũng cứ sống mà tung tẩy thân mình như trêu tức. Thực sự lúc này thì tức cá mà hạ vài nhát dao thật mạnh vào cái thớt chứ lại không phải là đối tượng chính là con cá. Thế rồi chính cái thớt nằm im không động chạm gì đến con người mà lại vẫn bị vạ lây mà ăn vài nhát dao lẽ ra nó phải thuộc về con cá kia. Cũng chính từ đó câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” đã được ra đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Để ám chỉ rằng khi giận quá thì khi không làm gì được đối tượng chính gây ra sự bực bội thì đối tượng thân thiết của đối tượng chính không làm gì cũng sẽ bị vạ lây.

Con người chúng ta luôn luôn khác những loài vật động vật bậc thấp hơn khác ở chỗ con người là những sinh vật có tiếng nói, trí tuệ và cảm xúc cũng như có tiếng nói riêng. Ta như thấy được chính việc thể hiện cảm xúc ở con người là hoàn toàn tự nhiên, đồng thời ta như có thể nói khi một con người vô cảm với mọi vật mới là đối tượng đáng quan tâm lo ngại. Song, ta cũng cần phải biết được việc khi chúng ta bực ai đó mà trút cảm xúc của bản thân lên một người vô can không hay biết gì vấn đề của bản thân là một việc làm không đúng một chút nào. Việc thể hiện những cảm xúc của mình là việc làm hợp tình hợp lý của con người.

Và nếu như chúng ta cứ mãi giữ khư khư không bộc lộ cho ai hay biết là việc không tốt một chút nào. Thật sự ta như thấy được chính nguy hiểm hơn là lâu dần có thể dẫn đến bệnh tâm lý. Nhưng, ta cũng thấy chính mỗi sự việc sẽ có cách tiếp cận và hướng giải quyết khác nhau không có chuyện nào là không thể giải quyết nếu như ta bình tĩnh. Ta như cũng phải biết được rằng đôi khi chúng ta cần kìm nén cảm xúc của bản thân để không ảnh hưởng tới người khác. Ta như thấy được tất cả mọi người hãy cùng suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Đừng để cảm xúc của chính mình ảnh hưởng đến người khác và mang những điều không hay. Quả đúng như ông cha ta cũng đã từng nói “giận quá mất khôn” là bởi vậy.

Thực sự ta cũng biết được rằng chính trong cuộc sống thường nhật, không khó để chúng ta chỉ ra được những ví dụ cho thói quen “Giận cá chém thớt”. Ta như thấy được thực tế hiện nay đó chính là những ông bố bà mẹ gặp áp lực ở cơ quan, không thể thể hiện thái độ trước mặt sếp hay đồng nghiệp mà mang nỗi bực dọc đó về nhà và “xả” lên gia đình. Họ như đã trút giận lên những người thân yêu nhất của mình. Và chắc chắn đó là điều không nên và thậm chí là ngu ngốc khi ta bình tĩnh lại nhìn nhận sự việc đó. Bởi họ đâu có làm gì có lỗi mà chỉ là do chính mình bực lên làm ảnh hướng đến họ.

Thực sự làm việc gì cũng suy nghĩ trước sau không thì sẽ gây lại những hậu quả đáng tiếc. Hãy tìm những cách bạn có thể thoải mái và cảm thấy được thư giãn nhất chứ không phải là việc tìm một người khác ra “thế thân” để trút những bực bội của bạn vào họ. Đổi lại là bạn, chắc chắn bạn cũng sẽ không thích điều này đúng không nào?

“Giận cá chém thớt” được xem chính là một câu tục ngữ nói về một tính cách tiêu cực của con người. Và trong cuộc sống của chúng ta hiện nay thì có thể để bỏ hoàn toàn thực sự rất khó biết bao nhiêu. Song, bản thân của mỗi chúng ta hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa để không làm rạn nứt bất kì mối quan hệ nào với những người thân yêu của mình bạn nhé!

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy giải thích về câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 310
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm