Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: Quân pháp bất vị thân
Văn mẫu lớp 7: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: Quân pháp bất vị thân dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Giải thích câu tục ngữ Quân pháp bất vị thân
Có lẽ trong những điều ta có thể tự hào về pháp luật, một nét chấm phá mạnh mẽ từ bao lâu nay đó là phản ánh đúng giá trị của luật pháp một đất nước, luôn đúng, luôn là khuân mẫu cho mọi đối tượng, đảm bảo tính công bằng, không thiên vị bất kì một ai. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất ở câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân”, khiến mỗi chúng ta phải tấm tắc khen ngợi, cũng thêm thấm thía.
Ta đã hiểu rằng những luật lệ có giá trị như thế nào đến với cuộc sống của mỗi người dân, tạo nền tảng cho sự phồn thịnh, phát triển bền vững, đúng hướng của một đất nước, đảm bảo mỗi người dân an toàn trước thế lực thù địch chống phá, xâm lược. Nhưng ai đã vi phạm vào luật pháp là những điều tối kỵ dù vô tình hay cố ý đều được xem xét và được xử phạt công bằng, vì văn bản luật của nhà nước, của những hội đồng, người có chức trách soạn thảo, được người đứng đầu một nước thông qua dựa một phần dựa trên nguyện vọng, tình hình thực tế của nhân dân và toàn bộ đất nước, nên bất kì ai sống trong đó phải chấp hành, nếu đã ban hành cũng phải xác định là dùng nhiều năm, không dễ thay đổi. Vậy mới gọi là “quân pháp”.
Dễ hiểu, khi từ “thân” ở đây là muốn chỉ đến đối tượng, hoàng thân quốc thích (có họ với vua), các quan lại triều đình, họ những tưởng được ưu ái, bên cạnh giúp đỡ Vua, phải được ưu tiên, nhưng cũng không nằm ngoài pháp luật, ai có tội đều phải hành xử, thi hành luật pháp đúng tội, đúng danh, vì đơn giản vẫn là nhân dân của một nước, không thể biện minh vì những điều “thân” mà thiên vị được, dù có thể làm gia đình, tôi tớ oán hờn, chia lìa, đau đớn.
Điều đó, làm gương cho người dân, làm cho tất cả mọi người phải “tâm phục khẩu phục”, để mà chấp hành, không phạm pháp. Đã phạm pháp, đều đáng phải bị xử phạt công bằng như những người dân thường, không thiên vị để mà xử nhẹ, xử không đúng tội danh, mà xử đúng văn bản pháp luật hiện hành, đã đặt ra, vì làm như thế xã hội mới có sự tin tưởng vào luật pháp, không bị nao núng, lo lắng bởi những thế lực xấu xa, quấy nhiễu cuộc sống yên bình xung quanh, thể hiện được một xã hội không hề có sự phân biệt giai cấp, hơn hẳn xã hội phong kiến trước kia.
Đã là luật pháp, đã tin tưởng, chấp nhận luật pháp của một làng, huống chi là ở phạm vi một nước, có hàng chục triệu con người đang dõi theo, thì không có khái niệm, chỗ chứa cho tình cảm bao la như bình thường. Người đứng đầu vẫn phải theo lý trí để hành xử, tuân theo nguyên tắc, để trấn an xã hội. Để người có tội, lỗi phải chịu nhận ra trách nhiệm của mình với việc làm đó, ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác là không được, từ đó sẽ có thay đổi để sống cho tốt hơn.
Mục tiêu của đất nước ta hiện nay là hướng đến “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, và đương nhiên “quân pháp bất vị thân” cũng là một điều đúng đắn, dù có trải qua bao nhiêu năm, đang được chú trọng đề cao làm trong sạch từng phần của một đất nước đặc biệt người đứng trong hàng ngũ “làm cha mẹ của dân”, nó là một phương diện nhỏ giúp nhanh chóng hoàn thiện mục tiêu lớn đó. Điều ấy, không phải mỗi nước ta có, rất nhiều nước đã tuân theo điều này để rồi phát triển vững mạnh như có thể thấy. Có thể nói, đây cũng là điều dễ dàng để được sự tin tưởng từ những nước khác, vì họ thích, họ thấy được ở nước đó có sự chặt chẽ trong luật pháp, luật pháp tốt, họ hoàn toàn yên tâm giao thương, làm cho kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn.
Câu tục ngữ dù trải qua bao lâu, vẫn vang vọng, là điều nên được tôn trọng, noi theo mỗi khi người “cầm cán cân nảy mực” đại diện cho đất nước, nhân dân xử lý mọi việc. Giờ đây, nó được thể hiện trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, vì đã có nhiều luật phong phú hơn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo cho sự hoạt động tốt, đi lên dần. Là một công dân, ta thấy được trách nhiệm của mình với xã hội bằng cách sống đứng đắn, không làm gì xấu hổ với lương tâm, phấn đấu trở thành người tốt toàn diện cả tâm cả tài, để vừa rạng danh cho gia đình, đóng góp được cho xã hội.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: Quân pháp bất vị thân cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.