Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Phi Công Trẻ GDCD

Em hãy viết một bài giới thiệu và những lưu ý khi tham gia một loại hình bảo hiểm mà em yêu thích

3
3 Câu trả lời
  • chouuuu ✔
    0 Trả lời 15:57 04/09
    • Điện hạ
      Điện hạ

      1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

      Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, hoặc người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nó không chỉ là một chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho người lao động khi thất nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho người sử dụng lao động và nhà nước. Người sử dụng lao động sẽ được trút bớt gánh nặng tài chính giải quyết chế độ cho người lao động bị sa thải.

      2. Đối tượng tham gia: Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp đó là:

      ♦ Người lao động: Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

      - Không xác định thời hạn;

      - Xác định thời hạn;

      - Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

      (Tuy nhiên, người lao động đang trong tình trạng hưởng lương hưu hay trợ cấp mất sức hàng tháng nhưng tiếp tục đi làm thêm có hợp đồng lao động thì sẽ không thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHTN).

      ♦ Đơn vị sử dụng lao động: Người sử dụng lao động phải tham gia BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực, bao gồm:

      - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

      - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

      - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

      - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác

      - Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.

      (Trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp động lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN).

      3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia, đó là:

      - Trợ cấp thất nghiệp;

      - Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

      - Hỗ trợ học nghề;

      - Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

      4. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận BHTN nếu đáp ứng các điều kiện sau:

      ♦ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

      - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

      - Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

      ♦ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này

      ♦ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

      ♦ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

      - Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

      - Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

      - Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      - Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

      - Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

      - Chết.

      0 Trả lời 15:58 04/09
      • Đậu Phộng
        Đậu Phộng

        Bảo hiểm du lịch là loại hình bảo hiểm giúp bảo vệ bạn khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong suốt chuyến đi du lịch như:

        Tai nạn, ốm đau: Bồi thường chi phí y tế, vận chuyển y tế khẩn cấp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn.

        Mất mát hành lý: Bồi thường khi hành lý bị thất lạc, hư hỏng hoặc bị đánh cắp.

        Hủy, hoãn chuyến bay: Bồi thường khi chuyến bay bị hủy hoặc hoãn do các nguyên nhân khách quan.

        Mất cắp hộ chiếu: Hỗ trợ chi phí làm lại hộ chiếu mới và hỗ trợ khẩn cấp khi mất cắp tài liệu.

        Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại cho người thứ ba do bạn gây ra trong quá trình du lịch.

        Lưu ý khi tham gia bảo hiểm du lịch:

        Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp: Cần cân nhắc các yếu tố như điểm đến, thời gian đi du lịch, hoạt động du lịch, tình trạng sức khỏe, v.v. để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

        Khai báo thông tin chính xác: Cần khai báo thông tin chính xác và đầy đủ khi tham gia bảo hiểm để được hưởng đầy đủ quyền lợi khi xảy ra rủi ro.

        Giữ gìn giấy tờ liên quan: Cần giữ gìn cẩn thận các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm như hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn thanh toán, biên lai thanh toán chi phí y tế, v.v. để làm thủ tục yêu cầu bồi thường khi cần thiết.

        Liên hệ công ty bảo hiểm kịp thời: Khi xảy ra rủi ro, cần liên hệ công ty bảo hiểm kịp thời để được hướng dẫn xử lý và yêu cầu bồi thường.

        0 Trả lời 15:58 04/09

        GDCD

        Xem thêm