Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 15: Sài Gòn tôi yêu

Giải bài tập Ngữ văn bài 15: Sài Gòn tôi yêu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 15: Sài Gòn tôi yêu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Sài Gòn tôi yêu

Minh Hương

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác phẩm: Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.

Bài văn đã thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tác giả cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, hãy tìm bố cục bài văn.

- Phương diện cảm nhận

Tác giả cảm nhận Sài Gòn trên các phương diện: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.

- Bố cục bài văn: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố.

+ Phần 2 (tiếp theo đến “hơn năm triệu”): Cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.

+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu bền chặt với Sài Gòn của tác giả.

Câu 2. Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”), tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống.

- Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn:

+ Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.

+ Thời tiết thay đổi bất ngờ: “Đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh”.

+ Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.

- Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn:

+ Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định “Tôi yêu Sài Gòn da diết”: Yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết “Yêu cả đường đi lối về”.

+ Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp: Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.

+ Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ “nõn nào sinh sôi phát triển.

Câu 3. Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn là gì? Tình cảm thái độ của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

a) Phong cách người Sài Gòn:

- Đoàn kết yêu thương: Người Sài Gòn là người ở khắp bốn phương trời: Bắc, Trung, Nam, Khơ me, Hoa kiều về hội tụ không phân biệt nguồn gốc.

- Chân thành bộc trực: Chân thành, bộc trực, tự nhiên nhiều lúc đến dễ dãi – còn ở các cô gái vẻ đẹp được thể hiện bằng vẻ đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng cũng không kém phần duyên dáng.

- Hiên ngang khí phách: Những lúc nghiêm trọng, những lúc sục sôi nhất của đất nước, người Sài Gòn không chút do dự dấn thân vào khó khăn nguy hiểm sẵn sàng hi sinh cả tính mạng.

- Rộng mở hào phóng: Người Sài Gòn sẵn sàng dang tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh sống lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.

b) Tình cảm và thái độ của tác giả:

“Ở đoạn văn này nhà văn không dùng một từ Yêu nào, khác hẳn đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ, đặc tả, gợi hình nhà văn vẫn bộc lộ biết bao yêu thương, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu”.

(Vũ Dương Quỹ)

Câu 4. Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả.

Để trả lời câu hỏi này, em học thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.

III. Tư liệu tham khảo

Là tùy bút, nên áng văn này mang đặc điểm nghệ thuật tương tự tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam. Nếu Thạch Lam vừa miêu tả, tự sự vừa biểu cảm, miêu tả, tự sự xen kẽ bình luận, cảm xúc xen kẽ suy ngẫm, thì Minh Hương thiên về miêu tả, kể chuyện và biểu cảm, xen đôi ba nhận xét nhẹ nhàng mà ít bình luận. Ngòi bút của tác giả khá phóng túng, nhưng bố cục vẫn mạch lạc. Ngôn ngữ, hình ảnh, ý tưởng và cảm xúc được tổ chức hài hòa trong những phát hiện tinh tế về Sài Gòn và một mối tình dai dẳng, bền chặt đối với Sài Gòn.

Bốn câu kết của bài tùy bút trở về với âm điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Những từ biểu cảm được dùng ở một số tần số dồn dập thể hiện cảm xúc mạnh hơn, đằm thắm hơn. Tôi yêu Sài Gòn... và yêu cả con người... Thương mến bao nhiêu... Tôi ước mọi người... đều yêu Sài Gòn... Đúng là một mối tình dai dẳng, bền chặt không bút nào tả xiết được.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 15: Mùa xuân của tôi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm