Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 15: Mùa xuân của tôi

Giải bài tập Ngữ văn bài 15: Mùa xuân của tôi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 15: Mùa xuân của tôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Mùa xuân của tôi

Vũ Bằng

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội sáng tác từ trước Cách mạng 8/1945 có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.

- Về tác phẩm bài văn này được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập bút kí “Thương nhớ mười hai”, sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mỹ ngụy, xa cách quê hương đất bắc.

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện trong nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả

+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mỹ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.

Câu 2. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

- Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau:

+ Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): Say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên.

+ Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): Không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.

+ Phần 3 (còn lại): Mùa xuân sau rằm tháng giêng

- Ba phần trên đây liên kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tim” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: Cách gợi tả về mùa xuân, sức sống mùa xuân và giọng điệu ngôn ngữ của tác giả.

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội

- Cảnh sắc của đất trời

+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tìm đắm say mộng ước.

+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lấy lội, cái rét ngọt ngào.

+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huy tính của cô gái đẹp như thơ mộng.

- Cảnh xuân trong lòng người

+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b) Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến

- Sức sống của thiên nhiên: Máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi này bò ra để nhảy nhót kiếm ăn...

- Sức sống của con người: Nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.

+ Tình cảm của tác giả: Mở cửa đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

=> Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.

c) Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu

- Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sống của cảnh xuân.

- Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lên trong lòng người cái sức sống bất diệt của mùa xuân.

Câu 4. Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng? Sự tinh tế và nhạy cảm của tác giả?

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng

Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời, mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người.

- Cảnh sắc thiên nhiên

+ Đào: Hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong.

+ Cỏ: Không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

+ Mưa xuân: Thay thế cho mưa phùn.

+ Bầu trời: Hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt

+ Bữa cơm: Đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết

+ Cánh màn điều: Treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống

+ Các trò vui: Tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

- Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm đắm say lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b) Ngòi bút tác giả

- Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm, sâu lắng.

- Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế.

- Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 15: Sài Gòn tôi yêu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm