Giải bài tập trang 157 SGK Sinh học lớp 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
Giải bài tập trang 157 SGK Sinh học lớp 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
- Tóm tắt kiến thức cơ bản: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
- Giải bài tập trang 157 SGK Sinh học lớp 11
- Câu 1. Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Câu 2. Nêu một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Câu 3 Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
- Câu 4. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Giải bài tập trang 157 SGK Sinh học lớp 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo). Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 khi giảng dạy và học tập môn Sinh học. Tài liệu gồm lời giải chi tiết và chính xác cho các câu hỏi được nêu cuối bài trang 157. Mời các bạn tham khảo.
- Giải bài tập trang 151 SGK Sinh học lớp 11: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giải bài tập trang 154 SGK Sinh học lớp 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
1. Các nhân tố bên ngoài
a. Thức ăn
- Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.
- Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật.
- Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.
b. Nhiệt độ
- Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.
- Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
- Động vật biến nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,...Khi nhiệt độ môi trường là 16 - 180C thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.
- Động vật đẳng nhiệt: Có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp chim và lớp thú.
c. Ánh sáng
- Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D,...ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.
- Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.
2. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật
Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi
a. Cải tạo giống: Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi...tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
b. Cải thiện môi trường: Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại...).
c. Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình: Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh...); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
Giải bài tập trang 157 SGK Sinh học lớp 11
Câu 1. Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Trả lời: Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố di truyền và hoocmôn.
Câu 2. Nêu một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Trả lời: Một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như: Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...
Câu 3 Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Trả lời: Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Câu 4. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Trả lời: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập trang 157 SGK Sinh học lớp 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo), mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé