Bài tập Sinh học lớp 11: Hoocmôn thực vật
Bài tập về Hoocmôn thực vật Sinh học lớp 11
Bài tập Sinh học lớp 11: Hoocmôn thực vật được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.
- Bài tập Sinh học lớp 11: Sinh trưởng ở thực vật
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giải bài tập trang 142 SGK Sinh học lớp 11: Hoocmôn thực vật
- Sinh học 11 bài 35: Hoocmôn thực vật
- Sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập Sinh học lớp 11: Hoocmôn thực vật để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp một số bài tập về hoocmon thực vật trong môn Sinh học lớp 11 như hoocmon thực vật là gì, hoocmon thực vật có những đặc điểm gì, So sánh tác động của các hocmôn trong nhóm hocmôn kích thích... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
BÀI TẬP MỞ RỘNG VỀ HOOCMON THỰC VẬT
1. Hoocmon thực vật là gì? Hoocmon thực vật có những đặc điểm gì?
- Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây
- Đặc điểm của hoocmon thực vật:
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây hoocmon được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
- Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
- Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao
2. So sánh tác động của các hocmôn trong nhóm hocmôn kích thích?
Auxin (Axit Indol Axetic – AIA)
- Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào
- Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động như: ứng động, hướng động, nẩy mầm, nẩy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thể đỉnh
Giberelin – GA
- Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào
- Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nẩy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột
Xitokinin
- Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.
- Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.
3. Điều cần tránh trong việc sử dụng hoocmon thực vật là gì? Vì sao?
- Không nên dùng các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn vì các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, chúng sẽ được tích lũy lại trong nông phẩm nên gây độc hại cho người và gia súc.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập Sinh học lớp 11: Hoocmôn thực vật, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé