Bài tập Sinh học lớp 11: Quang hợp ở thực vật

Bài tập Sinh học lớp 11: Quang hợp ở thực vật

Bài tập Sinh học lớp 11: Quang hợp ở thực vật giúp các bạn hệ thống lại những nội dung quan trọng đã học. Khi luyện tập nhiều các dạng bài tập Sinh học 11 này, các bạn sẽ tích lũy cho mình những kinh nghiệm, kỹ năng làm bài cần thiết, nhằm học tốt môn Sinh 11, sẵn sàng cho các bài thi, bài kiểm tra học kì. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập Sinh học lớp 11: Quang hợp ở thực vật để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp nội dung bài tập môn Sinh học lớp 11 bài Quang hợp ở thực vật. Bài tập có đáp án đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Câu 1. Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.

Trả lời:

Quang hợp ở cây xanh là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng Mặt Trời được diệp lục trong lục lạp hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước. Phương trình tổng quái về quang hợp:

6CO2 + 12H2O-— > C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

Câu 2. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

Trả lời:

Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.

Câu 3. Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.

Trả lời:

Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:

  • Bên ngoài:
    • Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
    • Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
    • Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
  • Bên trong:
    • Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
    • của lá.
    • Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
    • Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
    • Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.

Câu 4. Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.

Trả lời:

Diệp lục và carôtenoit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng; ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carôtenồit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a và b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra. carôlenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Câu 5. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hỏa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:

a. Diệp lục a. b. Diệp lục b.

c. Diệp lục a, b. d. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Đáp án: a

Câu 6. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng:

A. Có cuống lá.

B. Có diện tích bề mặt lớn.

C. Phiến lá mỏng.

D. Các khí khổng lập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.

Đáp án: D

Câu 7.

a. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét?

b. Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng của cây xanh liên hệ mật thiết với nhau?

Câu 8.

a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với nhóm thực vật nào? Tại sao?

b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây và xảy ra trong những bào quan nào của lá?

c. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không? tại sao?

Câu 9.

a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?

b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?

c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp?

d. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng?

Câu 10.

a. Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?

b. Có người nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng hay sai? Giải thích.

Câu 11. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:

- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.

- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.

- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5h

- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá (bằng thuốc thử iot)

Hãy cho biết:

a) Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày?

b) Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả nư thế nào? Giải thích.

c) Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp.

Câu 12.

a. Khi nói đến áp suất rễ, có nói đến hiện tượng ứ giọt:

- Hiện tượng ứ giọt là gì?

- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?

- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?

b. Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây?

Câu 13: Sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau:

EATP → EHCHC → EATP

a. Viết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn

b. Giai đoạn 1 diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó.

Câu 14: Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 15.

a. RQ là gì và ý nghĩa của nó?

b. Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3)

Câu 16.

a. Năng suất sinh học là gì? Năng suất kinh tế là gì?

b. Sự tích lũy cacbon ở cây hướng dương (g/m2/ngày) như sau: rễ:0.2; lá: 0.3; thân: 0.6; hoa:8.8. Hãy tính năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây hướng dương?

c. Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp.

(Còn tiếp)

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập Sinh học lớp 11: Quang hợp ở thực vật, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
10 14.318
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 11

    Xem thêm