Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 20: Thực hành - Trộn hỗn hợp nộm rau muống

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 20: Thực hành

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 20: Thực hành - Trộn hỗn hợp nộm rau muống bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi trong chương trình Sách bài tập Công nghệ lớp 6 cho các em học sinh tham khảo, rèn luyện, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt kết quả cao.

Em hãy chuẩn bị nguyên liệu và làm theo hướng dẫn của giáo viên để chế biến được món nôm ngon, lành, sạch.

Sau đây là một số gợi ý thực hiện theo nhóm tại lớp. Mỗi thành viên trong nhóm được phân công làm một công việc cụ thể.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Ví dụ:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị nguyên liệu để làm món nộm (theo hướng dẫn của giáo viên từ cuối tiết học trước).

Nguyên liệu trộn nộm rất đa dạng, phong phú. Tùy từng địa phương và mùa vụ, các em có thể chọn nguyên liệu để làm nộm như: rau muống (SGK, tr.93 – 94), su hào, cà rốt/ đu đủ/ hoa chuối/ ngó sen/ mít non/ xoài/ rau câu…+ lạc (đậu phộng), vừng (mè), tôm, thịt, sứa…

2. Sơ chế nguyên liệu

- Loại bỏ phần không ăn được.

- Rửa sạch

- Làm bớt mùi hăng nồng của nguyên liệu thực vật (ngâm dấm đường, bóp muối…)

- Làm chín nguyên liệu: luộc tôm, thịt và cắt thái theo yêu cầu, rang vừng lạc và giã nhỏ…

3. Chế biến

- Làm nước trộn nộm: theo hướng dẫn trong SGK (tr94), có gia giảm tùy tập quán và khẩu vị của từng địa phương (miền Nam ăn ngọt hơn miền Bắc).

- Trộn hỗn hợp nguyên liệu động vật và thực vật: trộn nhẹ, đều tay để nước trộn và các nguyên liệu thấm đều.

4. Trình bày

Em và các bạn trong nhóm chọn cách trình bày món nộm theo sáng tạo của mình: xếp hỗn hợp rau vào đĩa, chú ý phối hợp màu sắc của nguyên liệu; trang trí bằng sản phẩm tỉa hoa từ ớt, cà chua, rau thơm…

5. Kết thúc thực hành

- Mỗi nhóm cử một bạn trình bày phần giới thiệu sản phẩm của nhóm mình, tự nhận xét đánh giá; các bạn khác thu dọn dung cụ và làm vệ sinh…

- Giáo viên kiểm tra kết quả thành phẩm, nhận xét và chấm điểm.

Sau đây là hình ảnh một số món trộn hỗn hợp được trang trí bằng sản phẩm tỉa hoa (từ quả ớt, cà chua, đu đủ, rau thơm)

Thực hành - Trộn hỗn hợp nộm rau muống

Ghi chú:

1. Các món trộn hỗn hợp có cách làm giống nhau.

2. Nguyên liệu động vật và một số nguyên liệu thực vật đã được làm chín hoặc làm giảm bớt vị hăng nồng, cắt thái phù hợp, trộn chung cùng rau củ, nước trộn (hỗn hợp gia vị, nước mắm, giấm, chanh, tỏi ớt, tiêu, đường… pha loãng).

3. Nếu ăn chay hoặc ăn kiêng, có thể thay thực phẩm đạm động vật bằng đạm thực vật, nước mắm thay bằng nước tương.

4. Một số trường hợp sử dụng củ, quả (các loại trái cây, đậu hạt…) và thịt nguội (thịt dăm bông, xúc xích, thịt xông khói…); có thể thay nước trộn gỏi/ nộm bằng xốt dầu trứng (sauce mayonnaise) tự làm hoặc mua sẵn ở cửa hàng thực phẩm, siêu thị

5. Trong phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, các món ăn chỉ khác nhau ở nguyên liệu chính; hầu hết các nguyên liệu phụ hoặc nguyên liệu đi kèm đều giống nhau như rau gia vị/ rau thơm, gia vị nêm, nước trộn, nước chấm, tinh bột ăn kèm (bún, bánh phồng tôm…).

Vì vậy, các em cần nắm vững nguyên tắc chung đã hướng dẫn trong SGK và hướng dẫn của giáo viên, các em hãy chọn món phù hợp với điều kiện nguyên liệu hiện có của địa phương để thực hiện.

Giải SBT Công nghệ lớp 6: bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống là lời giải hay và chi tiết cho từng câu hỏi bài tập, giúp các em học sinh ôn tập hệ thống lại các kiến thức Chương 3 Công nghệ lớp 6: Nấu ăn trong gia đình.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên VnDoc.com để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Công nghệ lớp 6

    Xem thêm