Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 6, 7: Thực hành

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 6, 7: Thực hành

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 6, 7: Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh hoặc cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật hoặc sản phẩm khác bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi sách bài tập Công nghệ lớp 6 cho các em học sinh tham khảo chuẩn bị cho các bài học tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

Các em thực hành một sản phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên:

I – Chuẩn bị

Em hãy nhắc lại yêu cầu chuẩn bị của giáo viên để cắt khâu………( tên sản phẩm ) và đặt lên bàn các nguyên liệu, dung cụ đã chuẩn bị.

1. Nguyên liệu: ..........................

2. Dụng cụ : ..........................

II – Thực hành

Em hãy nêu quy trình thực hành cắt khâu sản phẩm:

1. Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của sản phẩm:..........................

2. Cắt vải theo mẫu giấy:..........................

3. Khâu sản phẩm theo quy trình:..........................

III – Đính sản phẩm vào vở

Lời giải:

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các em cần thực hành 1sản phẩm tùy chọn cho phù hợp với trình độ và điều kiện của học sinh ở địa phương.

Sau đây là gợi ý thực hiện 1 số sản phẩm để giáo viên và học sinh lựa chọn.

A. CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH

Sản phẩm này cắt khâu tương đối dễ, vì sau khi cắt theo mẫu, chỉ cần khâu mũi thường hoặc mũi đột một đường xung quanh và sau đó khâu một đường viền gấp mép cổ tay và luồn dây chun (SGK Công nghệ 6, tr.28 – 29).

I - Chuẩn bị

1. Nguyên liệu:

- Vải loại mềm hoặc vải dệt kim màu sáng: 1 mảnh có kích thước 20cm x 26cm (để gấp đôi lại khi cắt) hoặc 2 mảnh 11cm x 13cm (xếp trùng nhau khi cắt).

- Dây chun nhỏ, chỉ khâu, chỉ thêu màu (để trang trí nếu có điều kiện).

2. Dụng cụ: kim khâu, kéo, thước, bút chì, một mảnh bìa mỏng kích thước 10cm x 13cm (để cắt mẫu giấy).

II – Thực hành:

Thực hiện theo quy trình cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh (SGK Công nghệ 6).

1. Vẽ và cắt tạo mẫu giấy:

- Vẽ và cắt theo hình 1.a.

- Có thể phân công một số học sinh cắt mẫu giấy trước, các học sinh khác trong nhóm dùng mẫu đó để cắt vải theo mẫu giấy ở lớp.

2. Cắt vải theo mẫu giấy:

- Gấp đôi vải (nếu là mảnh vải liền) hoặc úp mặt phải hai mảnh rời vào nhau.

- Đặt mẫu giấy lên vải thật ngay ngắn và ghim cố định.

- Dùng bút chì vẽ lên vải theo rìa mẫu giấy.

- Cắt đúng nét vẽ được hai mảnh vải may 1 chiếc bao tay.

3. Khâu bao tay, theo hai bước:

a) Khâu vòng ngoài bao tay

- Vẽ đường may xung quanh cách mép vải 0,5cm (trên mặt trái một mảnh vải).

- Úp mặt phải hai mảnh vào trong, sắp bằng mép.

- Khâu lược (mũi kim dài) ở phía trong nét vẽ để hai mảnh vải không bị xô lệch khi khâu.

- Khâu theo nét vẽ bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.

b) Khâu viền gấp mép vòng cổ tay và luồn dây chun

- Gấp mép vải xuống 0,5cm, gấp tiếp xuống 1cm, khâu lược cố định đường gấp mép vòng cổ tay.

- Khâu viền bằng mũi khâu vắt hoặc khâu thường.

- Luồn dây chun

- Lộn bao tay sang mặt phải, vuốt phẳng hoặc là/ ủi hoàn chỉnh sản phẩm (nếu có điều kiện )

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 6, 7: Thực hành

Ghi chú:

- Để tăng thêm giá trị thẩm mĩ, các em có thể thêu trang trí mặt ngoài bao tay trên mảnh vải đã chuẩn bị trước ở nhà.

- Có thể vừa luồn dây chun vừa khâu viền vòng cổ tay: cắt dây chun đủ vòng cổ tay, khâu nối hai đầu dây chun lại thành vòng, sau đó lồng vào phần cổ tay của bao tay; rồi vừa điều chỉnh dây chun, vừa khâu vắt nẹp, trong đó đã có dây chun.

B. CẮT KHÂU MIẾNG NHẤC NỒI

Miếng nhấc nồi dùng để lót tay khi nhấc nồi đang nấu từ trên bếp xuống, tránh bị nóng, bỏng. Miếng nhấc nồi thường có hình chữ nhật, được may bằng nhiều lớp vải, cách may tương đối đơn giản.

I – Chuẩn bị

1. Nguyên liệu:

- Vải cotton, vải thun, vải khăn bông…, tận dụng những mảnh vải lẻ, đầu tấm, vải tiết kiệm, có màu sắc khác nhau

Kích thước của miếng nhấc nồi hình chữ nhật sau khi khâu khoảng 12cm x 15cm (h.2a), cộng thêm 1cm để dư đường khâu xung quanh, vậy kích thước các miếng vải cần có là 14cm x 17cm.

- Chỉ thường, chỉ thêu…

2. Dụng cụ:kim khâu, kéo, thước, bút chì, bìa mỏng (15cm x 18cm).

II – Thực hành

1. Vẽ và cắt mẫu giấy:

- Chải miếng bìa mỏng lên bàn, vẽ hình chữ nhật kích thước 14cm x 17cm (h.2b).

- Cắt theo đúng nét vẽ, tạo mẫu giấy để cắt vải khâu miếng nhấc nồi.

2. Cắt vải theo mẫu giấy:

- Trải 4 lớp vải đã làm phẳng lên bàn, đặt mẫu giấy lên trên, dùng kim chỉ đính cố định 4 lớp vải và mẫu giấy ở 4 góc hoặc phía trong mẫu.

- Dùng bút chì vẽ lên vải theo rìa mẫu giấy.

- Cắt đúng nét vẽ được 4 lớp vải dùng để may miếng nhấc nồi.

3. Khâu miếng nhấc nồi:

Chọn hai mảnh vải đẹp để làm lớp ngoài, hai miếng xấu hơn làm lớp lót bên trong.

- Đặt vải, úp mặt phải của hai mảnh ngoài vào trong, tiếp đó là đặt 2 mảnh lót lên trên cùng, sắp bằng mép, lược cố định.

- Vẽ đường may cách mép vải 0,7cm ở lớp vải trên cùng; đánh dấu để một khoảng AB = 3cm – 4cm làm chỗ lộn vải sang mặt phải (h.2c).

- Khâu đường thứ nhất (ở mặt trái) bắt đầu từ điểm A vòng xung quanh hình chữ nhật đến B, lại mũi cố định đường may (h.2c).

- Lộn miếng nhấc nồi sang phải qua khoảng AB (đoạn không khâu ở đường thứ nhất).

- Vuốt phẳng đường khâu; khâu kín đoạn AB, sau đó kẻ đường khâu xung quanh cách mép lộn khoảng 1cm; khâu đè theo nét vẽ bằng mũi khâu thường hoặc đột, hoàn thành miếng nhấc nồi (h.2d).

Giải SBT Công nghệ lớp 6: Bài 6, 7: Thực hành

Ghi chú:

- Có thể khâu miếng nhấc nồi có kích thước nhỏ hơn và hình dạng cũng có thể thay đổi (ví dụ: hình oval, hình tròn…), miễn là dễ sử dụng.

- Có thể vẽ trực tiếp hình chữ nhật kích thước 14cm x 17cm lên mặt trái của một miếng vải lớp ngoài, sau đó xếp ba lớp còn lại xuống dưới, đính cố định, rồi dùng kéo sắc cắt cả 4 lớp theo nét vẽ hoặc cắt hai lần, mỗi lần hai lớp mà không cần dùng mẫu giấy. Nếu vải dày, có thể dùng 3 lớp vải.

- Nên cắt bớt vải ở góc phía ngoài đường khâu theo đường chéo, gập vải ở 4 góc trước khi lộn để không bị cộm.

- Khâu miếng nhấc nồi có nhiều lớp nên phải chọn kim khâu nhọn, sắc, mũi thuôn, dài để dễ xuyên qua các lớp vải; mũi khâu có thể dài hơn.

Giải SBT Công nghệ lớp 6: bài 6, 7 - Ôn một số mũi khâu cơ bản là lời giải hay và chi tiết cho từng câu hỏi bài tập, giúp các em học sinh ôn tập hệ thống lại các kiến thức Chương 1 Công nghệ lớp 6: May mặc trong gia đình.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 chi tiết mới nhất trên VnDoc.com để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Công nghệ lớp 6

    Xem thêm