Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 36

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 6 bài 36: Bài tập tiếng Việt có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài tập tiếng Việt

Câu 1: (Bài tập 3, SGK) Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cải chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

(Tố Hữu)

Trả lời:

Các từ láy loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh giúp em hình dung hình ảnh chú Lượm là một cậu bé có thân hình nhỏ bé và nhanh nhẹn, rất tinh nghịch, lạc quan và yêu đời.

Câu 2: (Bài tập 4, SGK) Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a) Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. [...]

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con.

(Bình Nguyên)

b) Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

c) Vì lợi ích mười năm phải trồng Cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

Trả lời:

Cụm từ bàn tay mẹ là hoán dụ chỉ người mẹ, đổ máu ám chỉ chiến tranh. Mười năm chỉ thời gian trước mắt, trăm năm biểu thị thời gian lâu dài.

Mối quan hệ: bàn tay mẹ là một bộ phận thuộc cơ thể của người mẹ; Đổ máu là một trong những kết quả tất yếu của chiến tranh, Mười năm là quãng thời gian đủ để những cái cây phát triển và trưởng thành, Trăm năm là thời gian ước định của một đời người.

Tác dụng của phép hoán dụ: làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho diễn đạt. Hình ảnh bàn tay vất vả làm tăng tình cảm được thể hiện trong bài thơ, đổ máu để cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh, mười năm và trăm năm đều là quãng thời gian phát triển được đặt cạnh nhau để cho thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc giáo dục con người.

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ hoán dụ trong những câu sau. Chỉ ra mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc được biểu thị trong mỗi hoán dụ đó. Nêu tác dụng của các hoán dụ đối với việc miêu tả sự vật, sự việc.

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông).

b) Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

c) Những bàn chân từ than bụi lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

d) Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê

Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ.

Trả lời:

  • Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng: Bàn tay biểu thị cho sức lao động.
  • Quan hệ giữa dấu hiệu về sự vật và sự vật: Áo nâu biểu thị cho nông dân chốn nông thôn, áo xanh biểu thị cho công nhân nơi thành thị.
  • Quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa: Ở nông thôn có nông dân, ở thị thành có người dân thành thị.
  • Quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể: Bàn chân biểu thị cho con người.
  • Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng: Chuyện Vua Lê ở đây nhắc đến việc giết giặc, cứu nước.

- Nêu tác dụng của phép hoán dụ đối với việc miêu tả sự vật, sự việc:

  • Làm cho nội dung được diễn đạt từ những cái chung chung, trừu tượng trở nên cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu hơn.
  • Cung cấp thông tin bổ sung về sự vật, hiện tượng; qua đó thể hiện rõ hơn ý nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt.

Câu 4: Hãy diễn đạt lại nội dung của câu sau theo cách thông thường (không dân hoán dụ). So sánh hai cách diễn đạt; qua đó, chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ đối với việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

Nếu muốn mang vòng nguyệt quế, ít ra anh cũng phải có một cái đầu.

Trả lời:

Nếu muốn có được sự vinh quang, ít nhất anh phải có được tư duy thông minh.

Tác dụng: Phép hoán dụ làm tăng giá trị của câu nói, bằng cách diễn đạt này, người đọc sẽ phải suy nghĩ mới hiểu được ý nghĩa của câu nói.

Câu 5: (Bài tập 5, SGK) Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.

Trả lời:

Câu 6: Giải thích ngắn gọn nghĩa của các thành ngữ là hoán dụ: củi quế gạo châu, đổ mồ hôi sôi nước mắt, chém to kho mặn, tóc bạc da mồi.

Trả lời:

Củi quế gạo châu: chỉ thời điểm mà những thức ăn đồ dùng hàng ngày cũng trở nên vô cùng đắt đỏ. (củi quý như vỏ quế, gạo đắt như châu(ngọc))

Đổ mồ hôi sôi nước mắt: Làm lụng vất vả cực nhọc bằng chính công sức của bản thân mình để được cái gì đó.

Chém to kho mặn: Chỉ những người có lối sống đơn giản và có phần thô kệch vụng về, chỉ làm được những thứ xốc vác và việc nặng chứ không có sự tỉ mỉ tinh tế.

Tóc bạc da mồi: chỉ những người đã bước đến tuổi già, da và tóc cùng những bộ phận khác trên cơ thể bắt đầu lão hóa.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều bài 37

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 6 bài 36: Bài tập tiếng Việt sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo con ngốc nghếch
    Heo con ngốc nghếch

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 08/09/23
    • Lang băm
      Lang băm

      👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 08/09/23
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        🧑🧑🧑🧑🧑🧑🧑🧑

        Thích Phản hồi 08/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm